1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hương vị bí ngô

Hương vị quê nhà

HƯƠNG VỊ BÍ NGÔ

“Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói như thế để ẩn dụ, ám chỉ về cách sống của người đời chứ thật ra cây bí không leo ở giàn thì có thể bò dưới đất. Nó thích nghi bất cứ nơi đâu cũng như triết lý nhà nho: Gặp cảnh ngộ nào cũng lấy an vui làm trọng để lập thân. Cây bí ngô mọc ở đất nào cũng được.

Bí ngô ở Huế gọi là bí đỏ. Có nhiều loại: bí bò, bí rợ, bí miền núi. “Đại nam nhất thống chí” viết chỉ ba dòng: “Bí ngô gọi là Nam qua, ngoài vỏ có khía ra, trong thịt vàng, không ăn sống được, khi ăn gọt vỏ bỏ hột đi vị như củ mài có thể bổ trung ích khí”… Ngoài ra có thể viết thêm viết thêm như sau: có thể ăn sống được nhưng không ngon, hạt phơi khô rang chín dùng để trị bệnh giun sán. Đọt cây, chồi nhánh, hoa búp non đem nấu canh, xào, luộc đều ngon cả...

Ngày nay nông dân cải tạo vườn tạp chuyển đổi cây trồng vật nuôi nên có xu hướng trồng bí ngô không cho leo trên giàn nữa vì giàn hẹp bí bò chưa thoả sức, tốn công và tre nứa làm giàn, còn lo chống đỡ khi mưa bão, quả bí phải dùng dây chằng treo lên, tuy có to nhưng một giàn chỉ dăm ba quả; còn như cho nó bò mặt đất – bờ rào, bờ dậu thì cây bí mọc mạnh; quả tuy nhỏ nhưng nhiều và thu hoạch được đọt, nhánh bí. Nhánh cắt đến đâu nó mọc thêm rễ bò lan đến đó dàn trải khắp nơi cho hoa cho quả trúng mùa và ngay cả trái vụ.

Quả bí ngô có hai lần vỏ, vỏ ngoài xanh bạc lốm đốm trắng dày cứng, vỏ trong xanh mỏng mềm thịt vàng đậm chắc hạt dẹp, hoa vàng, thân lá có lông nhám... Người ta ăn quả bí ngô bằng cách luộc chín ăn với muối vừng nấu với đậu xanh sền sệt như cháo. Nhưng đặc biệt là ăn đọt, nhánh còn non, hoa và quả bí mới rụng cuống, luộc chấm với tôm kho đánh nước ruốc, hoặc nhồi thịt chiên hay dồi nấm, đậu, xào ăn rất ngon.

Từ món ăn dân dã biến thành món ăn ở các “thế gia vọng tộc” lúc nào không rõ. “Chả hoa bí” là món ăn rất hiếm, ít khi được ăn nhưng đã ăn rồi thì nhớ mãi... Ở Huế còn lưu truyền một bài thơ cổ về món ăn này:

Hoa bí vàng vườn ai hé nụ

Tiết mùa xuân còn tụ sương mai

Hái chọn hoa búp lưu giàn hoa nở

Tước vỏ, xoi tim, giữ cuống dài

Nước sôi, thêm muối chao hoa nhé!

Sắp để rổ kia ráo đợi chờ

Tôm tươi lột nõn thêm bóng mỡ

Quết nhuyễn mịn màng ướp vị thơm

Phận tròn hoa bí căng sức sống

Từng nụ hoa vàng thật đáng yêu

Ngòi đỏ trứng đánh cho thật nhuyễn

Nhúng bí vào ướt đẫm cành hoa

Chảo dầu lóng lánh chiên vàng rụm

Sắp dĩa dọn mời chấm mắm ngon

Mùa Xuân đến Huế ăn hoa bí

Hương của hoa Xuân ngập cả lòng”.

Đó là cách ăn, cách nấu của các bà các cô ở chốn cung đình. Còn ở nơi dân dã thì thấm đẫm vị mặn của mồ hôi vị cay của nắng hạn mưa sa, vị bùi bùi của cuộc sống đầy lạc quan yêu đời. Món đọt, nhánh bí nụ bí luộc, chấm mắm ruốc, nấu canh với tôm, cua đồng thì không có gì ngon hơn:

Vườn ai cây bí hoa vàng

Cây bầu hoa trắng nụ cà, tầm xuân”

...Nhất là trong ba ngày Tết:

“Bí ngô ươm nụ chờ ai đó

Vị Huế ngày xưa vương tới nay”…

NGUYỄN CẢNG

Các tin khác