1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hương xuân trong bài thơ Nàng Xuân

HƯƠNG XUÂN
TRONG BÀI THƠ NÀNG XUÂN
CỦA NGÔ QUANG NAM

TS. HOÀNG THỊ THU THUỶ
Trường CĐSP Thừa Thiên Huế

Nàng xuân

Xinh tươi vóc mai gầy.
Nàng xuân sương cài gót,
Xui lòng ai đắm say.

Bước xuân theo lá bay,
Tà áo cuốn hoa đầy,
Sóng xô chuông chùa vọng,
Thoảng khói hương chiều nay.

Người Ngọc dạo đền Ngọc,
Cầu son chồi biếc xanh.
Lung linh hồ ánh bạc,
Nàng xuân soi bóng hình…

Nàng nhẹ lướt gió mây.
Hương xuân bay khắp chốn,
Nhà nhà rước em đây…

Hạt móc treo lộc cây,
Hàng liễu rủ xanh đầy,
Một mùa xuân nho nhỏ,
Em hát đất trời say…

              NGÔ QUANG NAM

“Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về”…Mùa xuân về cánh én chao nghiêng trong thơ của Ngô Quang Nam “Ngào ngạt hương xuân bay, Xinh tươi vóc mai gầy, Nàng xuân sương cài gót, Xui lòng ai đắm say”. Thi nhân đến với Nàng xuân từ hương thơm ngào ngạt, từ vóc dáng xinh tươi, từ gót hài lãng đãng để xui “lòng ai” đắm say. Lòng ai, hay lòng anh, hay lòng em đắm say trước nồng nàn hơi xuân, tình xuân, sắc xuân…nhà thơ hiện đại đến với mùa xuân từ cảm giác, thị giác, vị giác trong ban mai giọt sương còn vương gót xuân rồi miêu tả Nàng xuân bằng phép nhân hoá, bằng hình ảnh, bằng âm thanh, bằng mùi vị… nghĩa là bức tranh mùa xuân hiện ra sống động, tươi tắn, mới mẻ, non tươi và háo hức. Khác với cách cảm nhận mùa xuân của thi nhân xưa, Mãn Giác thiền sư cũng viết về mùa xuân nhưng không bắt đầu từ cái nhìn háo hức, rộn ràng mà bằng cách cảm nhận mang tính quy luật về cái vô hạn của thời gian vũ trụ và cái hữu hạn của thời gian đời người; rồi từ đó thể hiện triết lý thiền của mình “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” (Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua trước sân một nhành mai). Trần Nhân Tông viết về mùa xuân trong cảm giác bất ngờ “Thuỵ khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ quy” (Sáng dậy mở cửa sổ, Không biết xuân đã về). Mùa xuân được cảm nhận trong buổi sáng, vừa tỉnh giấc, mở cửa thì “Bất tri xuân dĩ quy”. “Bất tri” không có nghĩa là không biết, mà “bất tri” ở đây nhằm để khẳng định cái cảm giác biết rồi mà ta vẫn bất ngờ, bất ngờ vì xuân về bên cửa mới mẻ, tinh khiết và tinh tế biết chừng nào.

“Bước xuân theo lá bay, Tà áo cuốn hoa đầy. Sóng xô chuông chùa vọng. Thoảng khói hương chiều nay”. Cảnh xuân từ sương mai đã chuyển sang chiều tà với những hình ảnh và âm thanh quen thuộc đượm chút nhớ nhung “chuông chùa vọng, “thoảng khói hương”. Tiếng chuông chùa cùng khói hương man mác trong chiều tà mà không buồn, không thảm, không sầu bởi Nàng xuân vẫn hớn hở “theo là bay” cùng “tà áo cuốn hoa đầy”. Bóng dáng nàng như có như không, vừa hiện hình, vừa lãng đãng trong vài nét chấm phá “vóc mai gầy”, “tà áo”… Nàng xuân vừa tươi tắn trong sương mai, vừa rạng rỡ rộn ràng rảo bước trong chiều xuân “Theo đường xinh muôn nẻo, Nàng nhẹ lướt gió mây. Hương xuân bay khắp chốn, Nhà nhà rước em đây…”. Hương xuân, tình xuân, cảnh xuân tràn ngập không gian và làm sống dậy cả thời gian xui lòng ai rạo rực, xui lòng ai đắm say, xui tình ai đượm nồng. Cái tôi thi nhân dõi theo bước chân của nàng xuân mà cảm, mà nghĩ, mà rạo rực, mà rung động; và để rồi sự cảm nhận đọng lại trong “hương xuân” – “Hương xuân bay khắp chốn”, “Ngào ngạt hương xuân bay”, hai câu thơ cùng một cách miêu tả, chỉ thay đổi cách diễn đạt đã nhấn mạnh cách cảm xuân của tác giả qua mùi vị của đất trời, cây cỏ.

Bức tranh xuân thật đủ đầy với cành “chồi biếc xanh”, với “Hạt móc treo lộc cây, Hàng liễu rủ xanh đầy” và với tâm niệm của thi nhân “Một mùa xuân nho nhỏ, Em hát đất trời say…”, một tâm niệm đã từng được nhà thơ Thanh Hải gửi gắm trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Dường như chất hoạ, chất nhạc, chất thơ cùng hoà quyện trong bài thơ Nàng xuân bởi thi nhân đã gửi vào đó cả cái nhìn háo hức tươi mới, cả niềm hứng khởi, cả âm thanh rộn ràng của mùa xuân.

Bài thơ Nàng xuân chỉ có 5 khổ, với 20 câu thơ viết theo thể tự do, câu chữ buông lơi theo hương xuân, lộc xuân, bước xuân, tình xuân – “Nàng xuân sương cài gót”, “Nàng xuân soi bóng hình”, “Nàng nhẹ lướt gió mây”…Nàng xuân tươi tắn, nhẹ nhàng tràn ngập trong cảnh vật và lòng người. Dường như tâm hồn nhà thơ cũng phơi phới theo gió xuân để mà rạo rực, mà đắm say, mà tươi non, mà háo hức. Bài thơ làm đẹp thêm vườn thơ xuân của thơ ca Việt Nam.

H.T.T.T

Các tin khác