1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Khởi đi từ vạn đò đầm phá tam giang

KHỞI ĐI TỪ VẠN ĐÒ ĐẦM PHÁ TAM GIANG

HÀO VŨ

Đối nghịch với hình ảnh nhà cao cửa rộng ở vùng ven thành phố Huế đang đô thị hoá, khu định cư vạn đò đầm Sam, đầm Chuồn đều còn hẻo lánh, khó khăn kiếm sống. Biết chúng tôi muốn về xóm Đập Gốc ở Đầm Chuồn (thuộc xã Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) tìm nhà anh Trần Văn Thìn, người dân hỏi lại: “Phải ông Thìn có tụi con học giỏi không ? Thằng Muốn nhà ông ấy vừa thi đậu 3 trường đại học, cao đẳng!” Nghe như vậy nhưng đường vào Đập Gốc thấy mà khiếp! Rời tỉnh lộ 10, đi thêm hơn 2 cây số đường bùn đầy lỗ chân … voi, chạy xe không cẩn thận là ngã tõm xuống hồ tôm. Xe máy để số 2 mà cày. Gần nửa giờ luồn lách, chúng tôi thấy một xóm nhà chồ, vách phên tre, mái tôn, nằm chơ vơ bên phá Tam Giang.

Anh Thìn tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cao không đến 2,5 mét, đi vào phải cúi người. Bị bão số 6 năm 2006 xô đổ, nhà anh vừa dựng tạm. Qua bức tường tre cót xiêu xế, nhìn ra ngoài thấy rõ cả chục trẻ con vạn đò chạy chơi lêu lổng. Vật dụng trong nhà không có gì đáng giá, không có lấy một chiếc bàn, anh Thìn mời chúng tôi ngồi lên bộ phản 4 tấm gỗ chông chênh ghép lại, đây là chỗ ngủ, chỗ ăn vừa là chỗ “nằm” học của 3 đứa con anh. Ở sát chái bếp là cái giường ọp ẹp của 2 vợ chồng trải tấm chiếu cũ nát.

Anh Thìn cho biết: “Tôi quê làng An Truyền xã Phú An, về đây định cư từ năm 1985. Sinh được 4 đứa rồi nghỉ hẳn (ở xóm dân vạn đò sinh như thế là có kế hoạch!). Ba năm trước gia đình nuôi tôm nhưng bị mấy vụ dịch bệnh đến nay còn nợ ngân hàng 40 triệu đồng không trả nổi. Nợ nần, túng thiếu nhưng thấy các con học giỏi, chăm chỉ nên cố gắng giật gấu vá vai cho chúng học đến nơi đến chốn”. Không giấu vẻ tự hào, anh Thìn đem một tập giấy khen của các con mình cất trên rui nhà xuống: Trần Văn Muốn là học sinh trường PTTH Phan Đăng Lưu, Trần Văn Mậu là học sinh THCS Phú An… đều học giỏi.

Chúng tôi không kìm được xúc động khi nghe chuyện về Trần Văn Muốn. Nhà nghèo quá không có tiền nộp học phí, lên 6 tuổi, Muốn không được đi học lớp Một trường tiểu học công lập của xã, mà phải học lớp phổ cập - xoá mù chữ (miễn học phí) tại Đập Gốc này. Dạy lớp phổ cập là một thầy giáo (dạy 4 lớp ghép/ ngày), học theo chương trình xoá mù chữ và phổ cập tiểu học dành cho học sinh vùng xa, vùng sâu, vạn đò, đầm phá. Học hết lớp 3 là lớp phổ cập cuối, không còn lớp nào khác, gia đình cho Muốn cuốc bộ vào trường xã học tiếp lớp 4, nếu không thì ở nhà giữ em! Đi lên từ lớp xoá mù chữ và phổ cập, thế mà trò Muốn năm nào cũng đạt học sinh giỏi tiểu học, trung học cơ sở và được tuyển vào trường THPT Phan Đăng Lưu, một trường có chất lượng cao của huyện Phú Vang và tỉnh Thừa Thiên Huế. Không phụ lòng cha mẹ và bà con gửi gắm, Trần Văn Muốn đạt học sinh tiên tiến cả 3 lớp 10 -11 -12 và được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh nhà em không có lấy một chiếc bàn để ngồi học bài, không có được chiếc kệ đựng đồ dùng học tập… vậy mà em đã thi đỗ vào 3 trường Đại học và Cao đẳng năm 2007 này (Đại học Bách khoa Đà Nẵng ngành Viễn thông, Đại học Nông lâm Huế và Cao đẳng Công nghiệp Huế).

Muốn về chào chúng tôi. Đó là một cậu con trai rắn rỏi, hồn nhiên, đầy lạc quan, như chính cái tên của em: Có ai biết tuổi thơ em đã chịu rất nhiều thiếu thốn! Mấy năm gần đây, ngày đi học, hàng đêm, Muốn còn theo cha mẹ lội nước ngang bụng, đi “xẻo” tôm để kiếm cái ăn. Anh Thìn kể, làm suốt đêm như vậy chỉ kiếm được khoảng 20 - 30 nghìn đồng/ ngày. Anh Trần Văn Hoà - bác ruột của Muốn nói riêng với chúng tôi: “Hôm đưa nó đi thi đại học và cao đẳng, nó không chịu ăn uống gì cả vì sợ thiếu tiền. Sáng nhịn, trưa chỉ ăn đĩa cơm bụi năm nghìn, uống ly trà đá, rồi tối về thẳng nhà trọ. Thương cháu, tôi bảo uống một chai nước ngọt mà nó cũng không uống!”

Một năm học, các anh em Muốn chỉ có hai bộ áo quần, một đôi dép. May mà được sống trong cái xóm vạn đò nghèo thân thương nên không mặc cảm. Các em còn nghĩ khác: Được đi học là sung sướng rồi, sống thế này đã quen nên không có gì phải buồn cả. Các bạn khác thích đi học như chúng em mà không được. Cả xóm hơn 40 hộ, trên 200 khẩu mà đến nay mới  chỉ có 5 trẻ được học lên phổ thông trung học! Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi nhớ mãi ước mơ giản dị của Muốn: “Em muốn theo học ngành viễn thông. Vì đến bây giờ ở Đập Gốc này không nhà nào có máy điện thoại, em mê cái nghề ấy lắm!”

Ước mơ ấy đáng được lắng nghe, trân trọng. Nhưng lắm lúc chúng tôi lo ngại rằng càng lên cao, khó khăn càng nhiều và đoạn đường học hành càng xa thêm, nhọc nhằn thêm. Em Muốn có vượt qua được khi phải đi học đại học xa nhà, không nơi nương tựa, giúp đỡ?

H.V

Các tin khác