1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin là một yếu tố góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục. Chính vì thế Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này như: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục; Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Từ nhiều năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã tích cực chỉ đạo các đơn vị giáo dục, đặc biệt là các trường phổ thông trong toàn tỉnh sử dụng CNTT trong dạy - học và quản lý, bước đầu thu được một số kết quả nhất định.

Vừa qua, được sự đồng ý của UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế đã tổ chức HỘI THẢO KHOA HỌC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Mục đích hội thảo là:

- Tập hợp kinh nghiệm của các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục trong cả nước, dưới dạng bài viết, thành một tập kỷ yếu và một số chuyên đề của Tập san Giáo dục Đào tạo Thừa Thiên Huế để làm tài liệu tham khảo trong các thư viện trường học.

- Giúp giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Thừa Thiên Huế được tiếp cận với tình hình cập nhật, từ đó ứng dụng tốt hơn CNTT-TT vào đổi mới phương pháp dạy - học, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Giới thiệu những kiến thức cập nhật về các giải pháp phần cứng, phần mềm hiện được ứng dụng trong hoạt động dạy và học.

- Giúp các doanh nghiệp cung ứng các giải pháp phần cứng, phần mềm có điều kiện giới thiệu và đưa sản phẩm vào phục vụ nhà trường.

- Tạo điều kiện giao lưu khoa học giữa các tỉnh, thành, các trường (đại học, phổ thông, mầm non), các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý.

Tham dự hội thảo có gần 250 đại biểu, gồm: Đại diện UBND tỉnh và các ban ngành liên quan của Thừa Thiên Huế; hiệu trưởng và cán bộ tin học các trường trực thuộc Sở GD&ĐT; lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, cán bộ phụ trách CNTT Phòng Giáo dục các huyện và thành phố Huế; đại diện các sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu cả nước; các tác giả có bài viết gửi đến Hội thảo; Ban giám đốc, trưởng, phó các phòng ban, cán bộ chuyên môn Sở GD&ĐT TT Huế.

Có 82 tác giả gửi 62 bài viết tham gia hội thảo, trong đó có 11 PGS-TS, 29 thạc sĩ...

Các hoạt động tại Hội thảo:

Hoạt động học thuật: với trên 20 báo cáo, bài phát biểu và nhiều ý kiến thảo luận.

Hoạt động thông tin: Sở GD&ĐT, Hội tin học Thừa Thiên Huế và Intel Việt Nam họp báo thông báo kết quả dự kiến của Hội thảo, với gần 15 cơ quan thông tấn, báo chí được mời dự.

Triển lãm giải pháp phần cứng, phần mềm: có 10 gian hàng của 9 doanh nghiệp tham gia: Hải Hà, Nhật Huy, Hitec, Bưu điện Thừa Thiên Huế, Huetronics, School.net, Công ty cổ phần công nghệ dự báo HN, Hue CIT, Trung tâm tin học Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế.

Hội thảo đã nhận được sự tài trợ chính của: Intel Việt Nam; đồng tài trợ: Microsoft Việt Nam, Samsung, Vietcom; các nhà tài trợ khác: VNPT, Huetronics, Predict, Jetek, HEE (Hải Hà), Hue CIT, Mitsumi, Hitec, School.net và Nhật Huy.

 

Tập san Giáo dục Đào tạo TT.Huế tuyển chọn các bài viết, bài phát biểu trong Hội thảo của các nhà khoa học, cán bộ quản lý của các đơn vị giáo dục, giáo viên của các trường phổ thông và trường đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu... quan tâm đến việc sử dụng công nghệ thông tin và đã áp dụng vào dạy học và quản lý chỉ đạo ở các đơn vị. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo quý cho nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.

Vì khuôn khổ tập sách có hạn, chúng tôi không thể đăng hết các bài viết đã gửi đến Hội thảo. Mong các tác giả và bạn đọc thông cảm và có thể tìm đọc trong kỷ yếu Hội thảo.

Tập sách chắc không tránh khỏi những sơ suất hạn chế nhất định. Ban biên tập rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc gần xa.

BAN BIÊN TẬP

Các tin khác