1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một lần đến tam giang

MỘT LẦN ĐẾN TAM GIANG

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Trường THPT Nguyễn Sinh Cung

Tôi đến thăm trường THPT Tam Giang vào một buổi sáng mùa hè theo lời mời của một người bạn học cũ. Trời hôm đó trong xanh lắm! Chúng tôi - bốn người - đi theo Quốc lộ một về phía Bắc để đến Tam Giang. Cả bọn nói cười ríu rít đến bến đò Vĩnh Tu lúc nào không biết nữa. Chỉ biết trước mắt tôi là cảnh tượng bao la của nước, của trời, của mây, của gió. Cảnh đẹp quá nhưng có phần rợn ngợp. Bất chợt nhớ câu nói của người xưa.

Thương anh em cũng muốn vô

Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.

Đò đến mang theo tiếng cười hồ hởi, tiếng gọi nhau í ới làm râm ran cả một khúc sông quê. Những nụ cười toả sáng trên khuôn mặt đen sạm vì nắng và gió sao thân thương chi lạ!

Bước xuống, đò chòng chành đôi mạn, tiếng cười ran vỡ oà trong gió. Tôi thu mình bé nhỏ trước sông nước Tam Giang. Một chút yếu đuối làm tôi lo sợ xen lẫn ngượng ngùng. Bạn tôi và biết bao đồng nghiệp khác, ngày lại ngày qua đây, ngày lại ngày mang ánh sáng đến nơi này.

Lên bờ, một Tam Giang hoàn toàn khác hiện ra trước mắt tôi – vui vẻ và huyên náo. Xa xa, khuất sau những tán cây rợp bóng là ngôi trường Tam Giang kiêu hãnh, chào mừng. Chúng tôi may mắn được gặp cô Loan - một giáo viên lâu năm của trường - và nghe cô kể chuyện. Thật xúc động khi được biết ngôi trường nhỏ bé đó lại có một bề dày như thế. Thành lập từ năm 1976 đến nay, trường đã vừa tròn ba mươi tuổi. Ba mươi năm biết bao thăng trầm và biến đổi, biết bao thế hệ học sinh đã được dìu dắt dưới ngôi trường này. Những năm tháng đó, giáo viên có người đạp xe hàng chục cây số để đến trường. Vất vả nhất là chuyện đi đò qua phá, lúc đó chưa có con đường khang trang như bây giờ. Muốn đi các thầy cô phải xăn quần lội bộ bởi đò không vào sát bờ được. Vậy là, giáo viên khi đi dạy ngoài mang giáo án phải mang thêm…quần để thay phòng khi bị ướt. Cô giáo viên ở xa không về nhà được phải xin ở nhà dân vì trường chưa có phòng tập thể.

Khó khăn, vất vả như thế nhưng chưa ai bỏ trường, bỏ lớp. Họ vẫn hết mình cống hiến âm thầm xây dựng ngôi trường này.

Tam Giang bây giờ đã hoàn toàn khác, một ngôi trường khang trang với đầy đủ tiện nghi. Trường có đủ phòng học, phòng chức năng…và một trong những đơn vị điển hình cho môi trường xanh – sạch – đẹp. Chúng tôi bất ngờ hơn khi được biết một ngôi trường nông thôn, lại thuộc địa bàn khó khăn của tỉnh lại có những thành tích đáng tự hào như thế. Hàng năm, trường có đến 40% học sinh đỗ vào ĐH, CĐ, THCN, nhiều năm liền trường có học sinh giỏi tỉnh và có cả học sinh đạt giải Quốc gia. Thật là những thành tích đáng trân trọng và tự hào.

…Nhìn những đồng nghiệp của tôi ríu rít nói cười đỡ nhau lên con thuyền vượt phá, tôi đã thầm khâm phục họ. Đường xa là vậy, đò giang cách trở là vậy nhưng họ vẫn vô tư, hồn nhiên đến thế. Có cô giáo trẻ tâm sự với tôi rằng: đôi khi cũng thấy buồn lắm vì trường xa quá nhưng nghỉ hè có vài ngày đã thấy nhớ trường, nhớ lớp khôn nguôi.

Tôi cũng vậy, đến Tam Giang lần đầu nhưng cảm tưởng đã đến từ lâu lắm. Các anh chị thân thương và gần gũi quá để lại trong tôi bao tình cảm luyến lưu. Có lẽ những người dân miền biển thật thà, đôn hậu nơi đây đã là một chỗ dựa ấm lòng cho họ. “Đất lành chim đậu” đã có rất nhiều thầy cô giáo trẻ từ mọi miền Tổ quốc chọn Tam Giang là bến đỗ cho mình. Họ xây dựng một cuộc sống mới, một gia đình mới và Tam Giang trở thành quê hương thứ hai.

Trời về chiều trên phá Tam Giang. Chia tay trong vui buồn lẫn lộn, chẳng biết nói gì nhưng ngập tràn cảm xúc. Chia tay nhé Tam Giang. Hẹn một ngày…

N.T.T.H

Các tin khác