1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm

MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

TRONG DẠY HỌC GIẢNG VĂN CẤP THPT

LÊ QUANG TIẾN

GV Trường THPT An Lương Đông

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn giảng văn vốn là một tự luận, các em có những sự cảm nhận rất khác nhau với cùng một vấn đề, nên cần có “đất” để các em diễn đạt sự cảm nhận ấy.

Song trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy – học hiện nay, để bắt kịp chủ trương tăng cường đa dạng các kiểu đề, tôi mạnh dạn đóng góp một số thử nghiệm về thiết kế câu hỏi trắc nghiệm cho môn văn.

Bài viết này tập trung vào phần dạy – học tác phẩm văn chương (TPVC) ở lớp 11.

Cùng với việc đề xuất một số dạng câu hỏi trắc nghiệm, người viết cũng sẽ cố gắng trong phạm vi có thể, trao đổi về kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm, có kèm ví dụ minh hoạ.

II. NỘI DUNG

1) Dạng câu hỏi đơn giản, trả lời nhanh:

- Trong dạng này có câu hỏi với mục đích tạo không khí văn chương cho giờ giảng văn, thường sử dụng trong khoảng 5 phút đầu tiết học.

Ví dụ: Màu trời trong bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu là màu gì?

(a)  Màu xanh biếc.

(b)  Màu vàng.

(c)  Màu xanh ngọc.

Học sinh sẽ hình dung ra màu trời qua dòng thơ “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”. (Phương án c).

- Lại có câu hỏi đánh giá khả năng tiếp nhận văn chương của học sinh, thường sử dụng vào cuối tiết giảng, lúc củng cố bài.

Ví dụ: “Thơ duyên” là bài thơ viết về cái duyên giữa: (Gạch ý không đúng)

a) Người với người.

b) Thiên nhiên với thiên nhiên.

c) Người với thiên nhiên.

d) Tình cảm vợ chồng. (Phương án d)

2) Dạng câu hỏi ôn luyện, củng cố kiến thức:

Đây là dạng câu hỏi tích hợp kiến thức, gồm các dạng nhỏ sau:

a) Câu hỏi củng cố kiến thức bằng cách lựa chọn khái niệm gồm các tình huống sau: Có câu hỏi chọn ý đúng.

Ví dụ: Năm sinh và năm mất của Nguyễn Tuân:

a) 1910 – 1987.

b) 1910 – 1942.

c) 1912 – 1939.

d) 1915 – 1951.

Phương án đúng là (a), và học sinh cũng sẽ nhớ luôn rằng là (b) là Thạch Lam, (c) là Vũ Trọng Phụng, (d) là Nam Cao.

- Có câu hỏi chọn ý sai.

Ví dụ: Nỗi đau về sự nghiệp của Hộ (Đời Thừa) là: (Hãy gạch chéo ô sai)

(a) Không được viết văn. Mệt mỏi vì gánh nặng áo cơm.

(b) Viết nhiều mà vô vị.

(c) Không phải nghệ sĩ mà là thợ văn.

(d) Vì áo cơm mà đánh rơi hoài bão cao đẹp.

- Có dạng câu hỏi đúng - sai

Ví dụ: Trong bài “Xúc cảnh” (Nguyễn Đình Chiểu), “Hoa cỏ” là ẩn dụ chỉ nhân dân sống trong vùng giặc chiếm đóng.

(a) Đúng

(b) Sai

Do câu hỏi dạng này chỉ có hai lựa chọn trả lời nên xác suất đoán mò đúng rất cao (50%), vì vậy khi sử dụng, câu khẳng định dùng trong câu hỏi đúng – sai phải được biên soạn sao cho một số HS có học lực trung bình không thể nhận biết ngay là đúng hay sai.

Ví dụ: Trong bài “Xúc cảnh” (Nguyễn Đình Chiểu), “Gió đông” là gió thổi từ phương đông tới, báo tin xuân, đúng hay sai?

(a) Đúng

(b) Sai

Câu khẳng định trên là quá dễ đối với học sinh.

- Có dạng câu hỏi ghép đôi (hay đối chiếu cặp đôi).

Câu hỏi ghép đôi có cấu trúc gồm hai phần: Phần trên đánh kí hiệu bằng số thứ tự, ghi các câu thơ, phần dưới đánh ký hiệu bằng chữ cái, ghi tên tác giả. Người trả lời phải lựa chọn cách ghép sao cho phù hợp giữa câu thơ và tên tác giả.

Ví dụ: Hãy ghép câu thơ và tác giả thành cặp đúng:

(1) Mây vẫn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia ly.

(2) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

(3) Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân.

(4) Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.

(a) Huy Cận

(b) Hàn mặc Tử.

Ví dụ: Hãy ghép tên tác phẩm của Nam Cao và tên đề tài thành cặp đúng.

(1) Trăng sáng

(2) Sống mòn

(3) Lão Hạc

(4) Một bữa no

(5) Đời Thừa

(a) Người trí thức

(b) Người nông dân

Ở dạng câu hỏi này, có một chú ý sau: Số lựa chọn ở phần trên thường nhiều hơn số ý ở phần dưới. Mỗi ý ở phần trên luôn ghép được với duy nhất một ý phần dưới, nghĩa là không thể xảy ra trường hợp một ý ở phần chữ số ghép được với hai hay nhiều ý ở phần chữ (nhưng có thể cho phép ngược lại)

- Có dạng câu hỏi điền khuyết.

Cấu trúc câu hỏi dạng này có thể thiết kế bằng một câu khẳng định với một hay nhiều chỗ trống để HS phải điền từ, cụm từ… thích hợp.

Ví dụ: Ở truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao), tiếng chửi đầu tác phẩm của Phí Phèo theo thứ tự:

Trời ......   đứa nào không chửi nhau với Chí   đứa nào đã đẻ ra Chí.

* Có một chú ý cho dạng câu hỏi này: Mỗi chỗ cần điền phải có từ, cụm từ tương ứng và duy nhất đúng.

Ví dụ: Trước khi mang tên gọi “Chí Phèo”, tác phẩm này từng có tên gọi…

Với câu hỏi trên, ta có hai cụm từ để điền đều đúng (“Cái lò gạch cũ” và “Đôi lứa xứng đôi”).

Như vậy, ví dụ trên đã vi phạm quy định về tính duy nhất đúng của cụm từ cần điền.

b) Câu hỏi tái hiện:

Ví dụ: Nguyên nhân văn học từ đầu thế kỷ XX đến 1945 phát triển mau lẹ là: (Gạch ý không đúng)

(a) Sức sống của văn học dân tộc được khơi nguồn từ các phong trào cách mạng.

(b) Các cuộc cách tân văn học, mở đường cho các tài năng thể hiện.

(c) Vai trò của trí thức Tây học và ý thức cá nhân phát triển.

(d) Pháp muốn thay nền văn học Việt để dễ bề cai trị.

c) Câu hỏi tư duy sáng tạo:

Ví dụ: Cao Bá Quát có câu thơ nổi tiếng: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Suốt đời chỉ biết bái lạy cây mai)

Liên hệ với tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), câu thơ trên có thể dùng cho:

(a) Quan hệ giữa Huấn Cao với quản ngục.

(b) Quan hệ giữa Huấn Cao với thầy thơ lại.

(c) Quan hệ giữa thầy thơ lại với Huấn Cao.

(d) Câu hỏi thiên về cảm nhận tinh tế:

Ví dụ: Ở bài thơ “Tống biệt hành” (Thâm Tâm), tại sao lại so sánh chị với sen? (Gạch chéo ý không đúng).

(a) Đang nhìn thấy những bông sen nở nốt dưới ao nên liên tưởng tự nhiên tới chị.

(b) Sen nở nốt, chị cũng đi hết thời con gái, chị cũng khóc nốt những dòng lệ để cản ngăn em trong tuyệt vọng.

(c) Sen là biểu tượng cho phẩm chất con người. Những người chị này khiến ta liên tưởng tới những phụ nữ Việt Nam đảm đang, hy sinh nuôi mẹ già em nhỏ quên cả đời mình.

III. KẾT LUẬN

Đối với các môn học khác (ngoài môn Văn), các đơn vị kiến thức phần lớn đã nằm trong thế ổn định và có thể định hình trong chuẩn kiến thức, nên việc ra đề thi trắc nghiệm thuận lợi rất nhiều.

Đơn vị chuẩn của môn giảng văn lại là hình tượng nghệ thuật, nó biến thiên và lung linh nhiều màu sắc, thông qua tâm lý tiếp nhận của người đọc.

Nếu có được một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm hợp lý, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, ở các giờ giảng văn, người dạy kiểm tra, đánh giá được lượng tri thức học sinh thu nhận được, và hơn thế còn khơi mở khả năng sáng tạo trong tâm hồn các em.

Đó là cái đích mà người viết những thể nghiệm bước đầu này đạt đến.

Tháng 5/2006

L.Q.T

Các tin khác