1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số giải pháp tổ chức chỉ đạo hoạt động Trung tâm HTCĐ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO

HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG

NGUYỄN THÁI HUY

Trung tâm GDTX&HN Nam Đông

 

Thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010” và Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong những năm qua tỉnh TT Huế đã có những văn bản hướng dẫn xây dựng và phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng (TT/HTCĐ). Trung tâm HTCĐ có chức năng, nhiệm vụ cơ bản:

1- Tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời; bao gồm nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức khoa học kỹ thuật, xã hội…

2- Là cơ sở để chính quyền địa phương phổ biến chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến tận người dân.

3- Là nơi để mọi người dân trong cộng đồng cùng tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao, văn nghệ, các câu lạc bộ…

Trong những năm qua các Trung tâm HTCĐ ở TT Huế đã tổ chức thực hiện được nhiều hoạt động và thu hút số lượng lớn người dân trong cộng đồng tham gia. Từ đó, đã có nhiều tác động tích cực trong cộng đồng:

Đáp ứng được nhu cầu bước đầu của người dân trong cộng đồng về nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

Góp phần nâng cao đời sống kinh tế thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, làm vườn, chăn nuôi, trồng trọt…

Đẩy mạnh các hoạt động tinh thần thông qua việc hình thành các câu lạc bộ, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao…

Thông qua Trung tâm HTCĐ, các Hội, Đoàn đã huy động, tập hợp quần chúng tham gia vào các hoạt động chung theo đặc thù chức năng của mình.

- Trung tâm HTCĐ trở thành cánh tay đắc lực cùng địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, thực trạng hiện nay về hoạt động của các Trung tâm HTCĐ đang đặt ra những vấn đề mới.

Hiện nay trên toàn tỉnh (tháng 10/2007) đã có 111/152 Trung tâm HTCĐ phường, xã, thị trấn, chiếm tỉ lệ 73%. Trong đó Trung tâm hoạt động tốt, có hiệu quả là 39,4%; hoạt động cầm chừng là 52,8%; và không hiệu quả là 7,8%. Điều này thể hiện:

- Hoạt động Trung tâm HTCĐ chưa được các cấp uỷ chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và đầu tư đúng mức, mặc dù đã có những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, như Nghị quyết 11/NQ-TU, ngày 10.12.2002 và Công văn 543-CV/TU ngày 20.10.2003 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế; Luật Giáo dục 2005… Hoạt động của nhiều Trung tâm HTCĐ còn thiếu tính kế hoạch, thiếu quy trình cụ thể, thiếu sự đầu tư cũng như sự hợp tác đồng bộ của các ngành, các cấp. Thực tế hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị của các Trung tâm HTCĐ vừa thiếu vừa không đáp ứng yêu cầu hoạt động, chưa nói đến là tính hiện đại để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Năng lực các Ban điều hành còn mờ nhạt bao gồm cả nhiệt tình và kỹ năng nghiệp vụ.

Như vậy, so với yêu cầu đặt ra đưa việc xây dựng và phát triển các Trung tâm HTCĐ, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp để củng cố, duy trì và đẩy mạnh hoạt động các
Trung tâm HTCĐ trên địa bàn trong thời gian đến.

1- Phòng giáo dục đào tạo tham mưu về quy hoạch mạng lưới
Trung tâm HTCĐ, đồng thời tham mưu để các huyện, thành phố chỉ đạo nội dung và các hình thức hoạt động của các Trung tâm HTCĐ  trên địa bàn. Để tăng cường nhân lực hỗ trợ hoạt động của Trung tâm, phòng giáo dục chỉ đạo các trường Tiểu học, THCS tham gia Ban điều hành.

Bên cạnh đó, phòng GDĐT chú trọng việc phối kết hợp một cách chặt chẽ, hiệu quả với Hội khuyến học huyện, xã để hỗ trợ, xây dựng và phát triển Trung tâm HTCĐ theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

2- Các huyện, xã, thị trấn cần có đề án “Xây dựng xã hội học tập” cho địa phương theo yêu cầu nội dung Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18-5-2005 của Thủ tướng Chính phủ. Và nếu được, trên mỗi chuyên san thông tin giáo dục đào tạo của Sở nên dành một số chuyên đề để tổng hợp, giới thiệu đề án của các huyện xã.

3- Tổ chức sơ kết, tổng kết để tổng hợp những kinh nghiệm, những thành quả nhằm nhân rộng điển hình.

 -  Tiến hành công tác giao ban, giao lưu dưới nhiều hình thức để Ban điều hành các Trung tâm có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm.

 -  Thực hiện công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, biên soạn tài liệu… phục vụ cho chương trình, nội dung hoạt động ở các Trung tâm HTCĐ.

4- Quan tâm đến việc thực hiện thường xuyên và rộng rãi công tác tuyên truyền trên các hệ thống thông tin đại chúng để mọi người dân cùng biết, cùng hợp tác tham gia, kể cả trên trang Web của ngành và của tỉnh.

Trung tâm HTCĐ là một mô hình hay, mang nhiều lợi ích, có hiệu quả đến với mỗi người dân nói riêng và cộng đồng nói chung đã được nhiều nước áp dụng thực hiện thành công, song ở tỉnh ta nó vẫn là một mô hình mới, vì vậy cần có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành để có những hỗ trợ, đầu tư nhất định ban đầu.

Đẩy mạnh hoạt động các Trung tâm HTCĐ sẽ góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, giúp người dân cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống.

N.T.H

Các tin khác