1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác thanh tra giáo dục

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

CÔNG TÁC THANH TRA GIÁO DỤC

NĂM HỌC 2007-2008

Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo

Để công tác thanh tra giáo dục hoạt động có hiệu quả, hiệu lực, bám sát vào tình hình nhiệm vụ năm học theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở xác định những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2007-2008 như sau:

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế cho thanh tra giáo dục các cấp để thực hiện các hoạt động của thanh tra.

- Tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành ở các cơ sở giáo dục: tiếp tục thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo; không để học sinh ngồi nhầm lớp”. Tập trung chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử, tuyển sinh, cấp phát và sử dụng văn bằng chứng chỉ, quản lý tài chính và tài sản trong các cơ sở giáo dục.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các Chương trình hành động về thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trên cơ sở những nhiệm vụ trọng tâm, Thanh tra Sở định hướng công tác thanh tra giáo dục tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

I. VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH.

Cần tập trung giải quyết 5 vấn đề chính, cụ thể là:

Thanh tra nhà trường, các cơ sở giáo dục.

Sở và các phòng giáo dục hằng năm thanh tra toàn diện các cơ sở giáo dục theo tinh thần Thông tư 43/ 2006/TT-BGDĐT, đảm bảo tỉ lệ ít nhất là 20% tổng số đơn vị.

Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp với hai nội dung chính: Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao

Thanh tra việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thay sách giáo khoa lớp 11.

- Tập trung thanh tra việc thực hiện kế hoạch; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; việc xây dựng cơ sở vật chất, các phòng chức năng; việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình của giáo viên; sự phối hợp giữa ban ngành giáo dục và các ngành liên quan.

- Thanh tra, kiểm tra để đánh giá hiệu quả công tác mua sắm, quản lý, sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng, thiết bị dạy học. Đề xuất các biện pháp quản lý để chống thất thoát, lãng phí. Tăng cường dự giờ để góp ý về nội dung và phương pháp giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; không vi phạm đạo đức nhà giáo; không để học sinh ngồi nhầm lớp”.

a. Tiếp tục triển khai có hiệu quả nội dung cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.”

b. Mở rộng nội dung cuộc vận động với hai chủ điểm: Không vi phạm đạo đức nhà giáo; không để học sinh ngồi nhầm lớp.

* Không vi phạm đạo đức nhà giáo: Các cơ quan quản lý giáo dục, mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên ngành giáo dục cần thực hiện tốt một số hoạt động cụ thể sau:

- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên.

- Phát động sâu rộng trong toàn ngành Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Thường xuyên trau dồi học tập để nâng cao vốn hiểu biết về kiến thức pháp luật.

- Các nhà trường, cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Qui chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập (Ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21-3-2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) và Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17-4-2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn một số điều trong “Qui chế đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập”.

* Không để học sinh ngồi nhầm lớp:

Các phòng giáo dục, các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức kiểm tra, khảo sát kỹ chất lượng học sinh đầu năm học. Từ kết quả khảo sát, các cơ sở giáo dục có giải pháp cụ thể, hữu hiệu để tổ chức phụ đạo, bổ sung kiến thức cơ bản cho các em để các em theo kịp chương trình học tập.

Kiên quyết không để cho những học sinh không đủ điều kiện lên lớp vẫn lên lớp.

Sở và các Phòng giáo dục thường xuyên tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm những cán bộ quản lý, giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, không đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh, không có kế hoạch tổ chức phụ đạo có hiệu quả những học sinh yếu kém.

II. VỀ THANH TRA HÀNH CHÍNH:

Tập trung thanh tra các chuyên đề sau:

a. Thanh tra công tác quản lý hành chính.

b. Thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản.

c. Thanh tra công tác quản lý dạy thêm học thêm(DTHT).

d. Kiểm tra, thanh tra việc quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ (VBCC) của hệ thống giáo dục quốc dân.

III. VỀ THANH TRA XÁC MINH, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (KNTC) VÀ TIẾP CÔNG DÂN

a. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân được qui định tại Luật Khiếu nại, tố cáo (KNTC) năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KNTC năm 2004 và năm 2005, Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KNTC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KNTC. Ngoài ra cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của UBND tỉnh (Quyết định số 2033/2006/QĐ-UBND ngày 05-9-2006) về công tác giải quyết KNTC.

b.  Tập trung giải quyết dứt điểm những đơn thư KNTC để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh những người lạm dụng dân chủ để KNTC trái qui định của pháp luật.

IV. VỀ THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ VÀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.

Thanh tra Sở và thanh tra các phòng giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra Chương trình hành động thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ban hành kèm theo Quyết định số 1933/QĐ-BGD&ĐT ngày 14-4-2006 và Chương trình hành động thực hiện Luật phòng chống tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định số 1934/QĐ-BGD&ĐT ngày 14-4-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11-4-2005 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục  và Thông tư 51/2006/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2005/NĐ-CP ngày 11-4-2005)

V. VỀ CÔNG TÁC TỰ KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC:

Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có trách nhiệm sử dụng bộ máy cán bộ quản lý và cán bộ giáo viên trong đơn vị để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận; xét và giải quyết các KNTC thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Các hoạt động kiểm tra được triển khai thường xuyên, công khai, dân chủ. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhận bằng biên bản và được lưu trữ cẩn thận để làm cơ sở cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

Ngoài các nội dung trên, tuỳ tình hình thực tế, Sở và các phòng giáo dục  chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức các cuộc thanh tra chuyên đề khác nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh đột xuất trong quá trình quản lý, chỉ đạo các hoạt động giáo dục.

Trên đây là những định hướng của công tác thanh tra giáo dục năm học 2007-2008. Mong rằng các cơ quan quản lý tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt động thanh tra có hiệu quả, tổ chức thanh tra giáo dục các cấp xây dựng kế hoạch sát hợp với thực tế, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra nội dung không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để học sinh ngồi nhầm lớp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Các tin khác