1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số nội dung trọng tâm

MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM

CÔNG TÁC SÁCH VÀ THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NĂM 2007

TS. LÊ KHÁNH TUẤN
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC SÁCH - TBTH NĂM HỌC 2006 -2007
1.1 Triển khai kế hoạch:
- ƯU ĐIỂM:
+ Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh đều được triển khai kịp thời và phổ biến đến tất cả các đơn vị.
+ Liên ngành Giáo dục và Tài chính đã phối hợp chặt chẽ trong phân bổ kinh phí, hướng dẫn thực hiện, giải quyết hoặc kiến nghị UBND tỉnh giải quyết kịp thời các vướng mắc về giá cả, cơ chế điều hành.
+ UBND các huyện, thành phố đều quan tâm chỉ đạo; hầu hết các địa phương đều thực hiện thống nhất một cơ chế điều hành kế hoạch.
+ Do các khó khăn khách quan, tiến độ thực hiện kế hoạch so với yêu cầu là chậm (đến tháng 12 mới đưa thiết bị đến trường), nhưng so với tình hình chung của cả nước Thừa Thiên Huế vẫn được xếp vào loại tốt.
+ Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của các cấp quản lý được quan tâm; tính tự chủ của các đơn vị trực tiếp sử dụng sách và thiết bị được đảm bảo tốt hơn.
- NHƯỢC ĐIỂM:
+ Thủ trưởng một số đơn vị quán triệt các văn bản chỉ đạo không tốt, thiếu quán xuyến công việc. Nhiều hiệu trưởng các trường trực thuộc phòng Giáo dục không rõ kế hoạch, tính tự chủ chưa cao.
+ Một số hiệu trưởng còn chậm trễ trong việc chỉ đạo lập danh mục sách và thiết bị chi tiết để ký hợp đồng cung ứng.
+ Việc tự kiểm tra, giám sát ở một số đơn vị chưa tốt; có những cán bộ quản lý nhà trường còn quan niệm đây là việc của Phòng, của Sở.
+ Khi bố trí cơ cấu chi cho các nhiệm vụ, một số đơn vị chưa quán triệt tốt nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện và trọng điểm của kế hoạch.
1.2 Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn:
- ƯU ĐIỂM:
+ Các đơn vị đều chú ý khai thác các nguồn vốn, nhờ vậy đảm bảo được nhu cầu Sách – TBDH ở mức quy định tối thiểu của Bộ.
+ Các nguồn vốn được giao kế hoạch đều được giải ngân hết.
+ Triển khai thủ tục mua sắm đúng quy định, không phát hiện các trường hợp sự dụng vốn sai mục đích hoặc lợi dụng quyền hạn, chức vụ để tham ô, tham nhũng.
- NHƯỢC ĐIỂM:
+ Vốn huy động theo quy định của Thông tư 14 đạt thấp. Theo quy định, hàng năm phải dành 6% đến 10% tổng chi sự nghiệp giáo dục để mua sắm Sách và TBDH, nhưng kết quả như sau:
STT
Đơn vị
Thực hiện năm 2006
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ lệ huy động
(%)
1
Sở GD & ĐT
5.200
7,2
2
Huế
5.371
6,43
3
Phong Điền
1.283
3,41
4
Quảng Điền
700
2,28
5
Hương Trà
763
2,29
6
Phú Vang
652
2,08
7
Hương Thủy
688
1,04
8
Phú Lộc
900
2,16
9
Nam Đông
27
0,09
10
A Lưới
57
0,29
 
+ Do huy động vốn yếu nên thiết bị dạy học chỉ đạt mức tối thiểu, một số mặt như: thiết bị CNTT – TT, thiết bị bảo quản sử dụng… đạt quá thấp so với yêu cầu. So với các tỉnh có cùng điều kiện, tỉnh ta thuộc loại yếu.
+ Nhiều trường ngoài công lập chưa quan tâm thích đáng việc huy động vốn để đảm bảo TBDH.
1.3 Về hoạt động điều hành kế hoạch:
- ƯU ĐIỂM:
+ Các khâu từ tập huấn nghiệm thu, tập huấn sử dụng, triển khai cung ứng, nghiệm thu thiết bị tại cơ sở đều được tổ chức; có chỉ đạo, hướng dẫn đầy đủ từ cấp Sở đến các Phòng Giáo dục.
+ Thực hiện việc giao kế hoạch cho đơn vị cơ sở, tạo tự chủ cho các đơn vị trong việc lựa chọn đơn vị cung ứng, tự chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng có nhiều ưu điểm, được Bộ đánh giá tốt.
+ Các mục tiêu kinh tế – xã hội của công tác Sách –TBTH đều được đảm bảo (thay sách, sách phục vụ đối tượng khó khăn, chính sách, giá cả…).
+ Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học tiếp tục nhận được sự tín nhiệm của các trường. Ngoài hoạt động kinh doanh thuần tuý, Công ty cũng đã góp phần cùng ngành thực hiện tốt các hoạt động bổ trợ chỉ đạo thực hiện kế hoạch (hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động, tham gia một số hoạt động với các phòng ban chuyên môn của Sở).
- NHƯỢC ĐIỂM:
+ Kế hoạch thường bắt đầu trong hè, một số trường thiếu sự phân công trực giải quyết trong hè, do vậy việc đăng ký thiết bị chi tiết và ký hợp đồng cung ứng chậm.
+ Một số hội đồng nghiệm thu hoạt động chưa hết chức năng, có lúc còn sơ sài, hình thức.
+ Thông tin báo cáo chiều ngược từ cơ sở lên rất yếu, kỷ luật báo cáo nhiều đơn vị thực hiện không nghiêm.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tập hợp được một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin về nguồn vốn, tiến độ triển khai…
+ Công tác bảo hành thiết bị, dịch vụ sau bán hàng của một số doanh nghiệp chưa tốt.
1.4 Về chất lượng thiết bị:
- Nhìn chung tất cả các thiết bị được cung ứng đều đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của bộ mẫu.
- Tuy nhiên, vì nhiều lý do (thiết kế mẫu thiết bị không tốt; chất liệu để sản xuất rẻ tiền, mau hỏng; công tác bảo quản, sử dụng…) một số thiết bị có tuổi thọ thấp, độ chính xác không đạt yêu cầu.
1.5 Tình hình sử dụng thiết bị:
- ƯU ĐIỂM:
+ Hầu hết các đơn vị tích cực tìm biện pháp để đưa thiết bị vào sử dụng, góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Hoạt động xây dựng phòng học bộ môn, ứng dụng CNTT vào dạy học được tổ chức khá đều ở các vùng, có nhiều điển hình tốt về giải pháp triển khai trong điều kiện CSVC còn nghèo.
+ Việc khai thác các phần mềm dạy học, xây dựng và phổ biến giáo án điện tử được triển khai tốt, có nhiều sáng tạo.
+ Công tác tự làm đồ dùng dạy học tiếp tục được quan tâm.
- NHƯỢC ĐIỂM:
+ Nhiều giáo viên vẫn ngại sử dụng thiết bị dạy học, có nơi còn nhiều giờ “dạy chay”, sự có mặt của thiết bị trong giờ dạy chưa trở thành yêu cầu tự thân bức bách của mỗi giáo viên.
+ Phòng chức năng thiếu nghiêm trọng, nhiều nơi thiết bị phải đưa vào kho, chất ở gầm cầu thang làm cho việc triển khai đưa thiết bị đến lớp học khó khăn, việc bảo quản cũng không tốt.
 
2. NỘI DUNG TRỌNG TÂM VỀ CÔNG TÁC SÁCH – THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2007 – 2008
2.1. Những công việc chính cần triển khai trong hè:
- Các Phòng Giáo dục căn cứ các nguồn vốn đã xác định, lập kế hoạch chi tiết trình UBND huyện, thành phố ra quyết định giao kế
 
hoạch hoặc xin phép giao kế hoạch cho các đơn vị. Định hướng năm nay là vẫn giao kế hoạch trực tiếp cho các đơn vị sử dụng.
- Trên cơ sở kinh phí có được, tất cả đơn vị trường học bàn bạc, thông qua kế hoạch mua sắm; lập danh mục chi tiết sách, thiết bị cần mua. Căn cứ mức vốn để xác định hình thức mua sắm. Nếu phải đấu thầu thì tiến hành các thủ tục đấu thầu. Nếu thuộc phạm vi cho phép chỉ định thầu thì tham khảo danh sách các nhà thầu và giá thẩm định của Trung tâm thẩm định giá tỉnh để quyết định chọn đơn vị cung ứng.
- Trong khi chờ thủ tục thẩm định giá, các trường hợp được chỉ định thầu có thể dùng giá tạm tính để ký hợp đồng nguyên tắc làm cơ sở cho các nhà thầu tiến hành sản xuất thiết bị. Giá tạm tính bằng giá thẩm định của Trung tâm thẩm định giá Bộ tài chính cộng thêm 10% vận chuyển, lắp đặt. Khi ký hợp đồng chính thức giá thiết bị do A, B thoả thuận, nhưng phải thấp hơn hoặc bằng giá thẩm định tại địa phương.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm phân công mua sách, mẫu thiết bị để tập huấn và để các trường đối chiếu khi nghiệm thu. Đồng thời lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thay sách, tập huấn nghiệm thu và sử dụng thiết bị cho toàn ngành. Phần kinh phí bảo đảm cho các hoạt động này chi qua Văn phòng Sở.
- Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm chỉ đạo khẩn trương tiến hành các thủ tục để đưa S&TBDH về trường trước ngày khai giảng.
- Tất cả các loại hình nhà trường (công lập, ngoài công lập) đều có trách nhiệm bảo đảm thiết bị dạy học theo yêu cầu của Bộ.
2.2. Huy động và sử dụng các nguồn vốn:
- Kinh phí Chương trình mục tiêu được phân bổ cho tất cả các trường công lập có lớp 12, phục vụ 4 nhiệm vụ chi:
+ Sách và thiết bị tối thiểu cho thay sách lớp 12.
+ Bồi dưỡng giáo viên thay sách 12, tập huấn sử dụng thiết bị.
+ Trang bị máy tính cho các trường có thay sách.
+ Thiết bị giáo dục quốc phòng.
- Kinh phí theo Thông tư 14:
+ Các Phòng Giáo dục làm việc với Phòng Tài chính –Kế hoạch để báo cáo UBND huyện, thành phố dành đủ ít nhất 7% kinh phí.
+ Các đơn vị trực thuộc Sở: đã có phần kinh phí phân bổ để các trường chủ động mua sắm theo các nhiệm vụ đã được hướng dẫn;
phần thiết bị CNTT sẽ thực hiện đấu thầu tập trung.
+ Các trường ngoài công lập phải bảo đảm kinh phí cho sách và thiết bị trường học ít nhất 7% tổng chi sự nghiệp của đơn vị mình.
- Kinh phí cho CNTT từ vốn CTMT quốc gia: được phân bổ cho tất cả các cấp bậc học trong toàn tỉnh để trang bị một số phần mềm, phát triển giáo án điện tử, duy trì hoạt động mạng toàn ngành. Riêng trang bị phần cứng sẽ thực hiện đấu thầu tập trung.
- Kinh phí huy động tại đơn vị: khuyến khích các đơn vị sắp xếp các nguồn kinh phí khác, huy động xã hội trong khuôn khổ các quy định của Nhà nước để tăng cường sách và thiết bị.
2.3. Nghiệm thu đưa thiết bị vào sử dụng:
- Ban nghiệm thu của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra hoạt động của Ban nghiệm thu ở cơ sở.
- Ban nghiệm thu tại các đơn vị sử dụng giúp Thủ trưởng đơn vị kiểm soát việc bảo đảm số lượng, chất lượng của sách, thiết bị. Hoạt động nghiệm thu được thể hiện qua các biên bản và được lưu trữ theo quy định.
2.4. Bảo quản, sử dụng thiết bị:
- Thủ trưởng các đơn vị tìm nhiều biện pháp tổ chức đưa thiết bị ra lớp học, bảo đảm tất cả thiết bị đều được sử dụng.
- Tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, có nghiên cứu chuyên đề về sử dụng TBDH để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Sở và Phòng Giáo dục tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên môn trong đó chú trọng nội dung sử dụng thiết bị. Thực hiện thanh, kiểm tra về chất lượng và quy trình mua sắm sách-thiết bị.
- Phát triển phòng chức năng và tăng cường thiết bị bảo quản.
2.5. Tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm cấp tỉnh lần thứ 4:
- Thời gian dự kiến: tháng 3/2008.
- Phạm vi: mầm non, phổ thông, GDTX và hướng nghiệp, dạy nghề.
- Nội dung: như kỳ thi lần 3, lần này bổ sung thêm các sản phẩm phần mềm tin học với ý nghĩa thay thế thiết bị dạy học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã chính thức phát động cuộc thi từ ngày 6/7/2007, đề nghị các đơn vị đưa vào nhiệm vụ năm học và tuỳ tình hình cụ thể để bố trí lịch thi tại cơ sở và cấp Phòng một cách hợp lý.
Các tin khác