1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số vấn đề về biên soạn bài kiểm tra

MỘT SỐ VẤN ĐỀ

VỀ BIÊN SOẠN BÀI KIỂM TRA

BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC VŨ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHỦ YẾU LIÊN QUAN ĐẾN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

- Kết quả học tập là khái niệm dùng để chỉ một hiện trạng cụ thể những gì học sinh có được so với một yêu cầu cụ thể được đặt ra trong mục đích đánh giá. Ví dụ, kết quả điểm của một bài kiểm tra, kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm cuối năm,...

- Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)... làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển tiếng Việt phổ thông). Chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc” (Hoàng Phê). Chất lượng học tập có thể hiểu là những phẩm chất và năng lực có được của học sinh. Một cách cụ thể hơn, chất lượng học tập bao hàm cả kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS sau một thời gian tham gia vào quá trình giáo dục (cả nghĩa rộng và hẹp).

- Đo lường: là những kĩ thuật (ví dụ: phiếu hỏi, phiếu điều tra, phiếu trắc nghiệm,...) nhằm sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá một cấu trúc, một thuộc tính,.. Mỗi thuộc tính, mỗi cấu trúc cần thu thập thông tin thường được gọi là biến (varianble). Các biểu hiện hay giá trị của biến được xác định bằng các thang đo khác nhau tuỳ theo tính chất của việc đo lường, như: thang định danh, thang định hạng, thang định khoảng, thang định tỉ lệ.

- Kiểm tra là việc thu thập có tính định lượng (bằng đo lường) những dữ liệu, thông tin về các sự vật hiện tượng theo một lĩnh vực nào đó. Kiểm tra chỉ là hình thức và phương tiện góp phần vào quá trình đánh giá.

- Đánh giá là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học. Đánh giá có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, điều tra, trắc nghiệm, chuyên gia,...

- Đánh giá kết quả học tập của HS là hoạt động xem xét, so sánh mức độ đạt được của mỗi HS theo yêu cầu của môn học đã đề ra, tìm ra những nguyên nhân, dự đoán được những năng lực phát triển còn tiềm ẩn ở HS.

- Trắc nghiệm: là một bài tập nhỏ, một mệnh đề, một ý chưa hoàn thành, hoặc một câu hỏi kèm theo những câu trả lời sẵn, yêu cầu học sinh dùng một số ký hiệu đơn giản đã qui ước để trả lời.

- Trắc nghiệm tự luận đòi hỏi HS viết câu trả lời tương ứng với câu hỏi, thường gọi là kiểm tra (thi) viết.

- Trắc nghiệm khách quan có phần dẫn và phần lựa chọn (hay xác định) tạo nên một mệnh đề hoàn chỉnh. Chữ “khách quan” dùng để nhấn mạnh tính khách quan khi cho điểm, do tính chất hai hay nhiều người khác nhau chấm vẫn có cùng số điểm.

II. DỰA VÀO CHUẨN MÔN HỌC ĐỂ TIẾN HÀNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Chuẩn môn học là mức tối thiểu cần có, cần đạt được theo mục tiêu môn học về những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản nhất được cụ thể hoá trong môn học.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng của các môn học THPT đã được ghi rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông của từng bộ môn ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc dạy học, trong đó có kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh đều phải căn cứ vào chuẩn này. Khi xác định chuẩn để kiểm tra chất lượng học tập môn học cần phải chú ý tới một số vấn đề sau :

- Đảm bảo cụ thể, rõ ràng, tránh quy định một cách chung chung.

- Đảm bảo tính khả thi, học sinh có thể đạt được trong sự ràng buộc của một hệ điều kiện cụ thể, thực tế.

- Thể hiện được đầy đủ các nội dung mà mục tiêu môn học đề ra, bao gồm cả các nội dung về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt được sau khi học xong một phần, một chủ đề hay cả một năm học.

- Quy định rõ mức tối thiểu cần phải đạt được đối với từng nội dung đề ra.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học là sự cụ thể hoá của mục tiêu môn học. Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá, xuất phát từ chuẩn để thiết kế thành các tiêu chí nhằm kiểm tra được cả về số lượng (các chủ đề, các lĩnh vực kiến thức,...) và cả về chất lượng (mức độ kiểm tra trí nhớ; khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo; khả năng vận dụng vào các tình huống thực tiễn,..). Việc xác định các tiêu chí cho một đề kiểm tra cần lưu ý đến việc đảm bảo một số yếu tố :

+ Tính toàn diện : nội dung của từng môn học phải được kiểm tra đầy đủ và thích hợp. Nếu việc kiểm tra chỉ tập trung vào một số nội dung thường được cho là trọng tâm, bỏ qua nhiều nội dung khác, thì kết quả kiểm ta không phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh. Xuất phát từ mục tiêu của bài học, môn học, việc kiểm tra cần đảm bảo thể hiện được những yêu cầu cụ thể cả về kiến thức kĩ năng mà học sinh cần phải có sau khi học.

+ Tính phân hoá : các tiêu chí của một đề kiểm tra phải phân loại được học sinh theo các nội dung cần kiểm tra ở những mức độ cần đạt, bao gồm lĩnh hội được kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau (biết, hiểu, vận dụng,..), thành thạo các kĩ năng cơ bản...

III. QUY TRÌNH BIÊN SOẠN MỘT BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một bài, một chương, một học kì, hay toàn bộ chương trình một lớp,.....

Mục đích của đề dùng để kiểm tra 15 phút, hay kiểm tra cuối kỳ, thi cuối năm, dùng để chọn lọc học sinh giỏi hay học sinh yếu kém. Liên quan đến điều này là số lượng câu hỏi, mức độ khó dễ của câu hỏi, phạm vi đề cập của câu hỏi.

2. Xác định mục tiêu cần đo đạc

Cần liệt kê chi tiết các mục tiêu dạy học của bài/chương,...cần kiểm tra.

Ví dụ mục tiêu dạy học của chương Địa lí Nông nghiệp (lớp 10) cần kiểm tra

MỤC TIÊU DẠY HỌC CỦA CHƯƠNG ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

(ĐỊA LÍ 10)

Chủ đề

Các mức độ về nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

vận dụng

Vai trò của

ngành NN

Liệt kê các vại

trò của ngành NN

Xác định được những vai trò quan trọng

Liên hệ vai trò của

NN ở địa phương

Đặc điểm của

ngành NN

Nêu các dấu

hiệu bên ngoài

của SXNN

Xác định được các

đặc điểm của ngành NN. Phân biệt được những đặc điểm cơ bản của ba HTTCLT NN

Nhận ra các đặc điểm SXNN và

một số HTTCLNN ở địa phương

Các nhân tố ảnh

hưởng đến phân

bố NN

Liệt kê các nhân tố TN, KT-XH có  tác động đến NN

Giải thíc được quan hệ giữa một số ĐKTN với SXNN. Xác định được tác động quan trọng  của các nhân tố KT-XH đối với SXNN

Cụ thể hóa bằng các ví dụ cụ thể ở địa phương

Địa lý ngành

trồng trọt

Liệt kê các vai trò của ngành trồng trọt

Xác định được sụ phát triển và phân bố của ngành trồng trọt

Cụ thể hóa bằng các ví dụ cụ thể ở địa phương

Địa lý ngành

chăn nuôi

Liệt kê các vai trò của ngành chăn nuôi

Xác định được cơ sở  triển của ChN, sự phát triển và phân bố của một số ngành ChN cụ thể

Cụ thể hóa bằng các ví dụ cụ thể ở địa phương

3. Thiết lập ma trận hai chiều

Lập một bảng có hai chiều, một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức, chủ đề cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của HS. Trong mỗi ô của ma trận là số lượng câu hỏi. Số lượng câu hỏi cho mỗi mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó và thời gian làm bài kiểm tra.

Việc làm trên có thể được tiến hành theo những bước sau:

- Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức, bằng cách căn cứ vào số tiết quy định và mức độ quan trọng của mỗi mạch kiến thức trong chương trình.

- Xác định trọng số điểm cho từng mức độ nhận thức. Cần dựa vào nguyên tắc: mức độ nhận thức trung bình (hiện nay được xác định đối với HS nước ta là thông hiểu) có số điểm cao nhất; mức độ nhận thức cao nhất và thấp nhất (nhận biết và vận dụng) có số điểm thấp hơn mức độ trung bình.

- Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô trong ma trận, bằng cách căn cứ vào các trọng số điểm đã xác định ở trên mà định số câu hỏi tương ứng. Lưu ý các câu hỏi có trọng số điểm như nhau.

Ví dụ ma trận dùng để biên soạn đề kiểm tra 1 tiết chương Địa lí Nông nghiệp (lớp 10)

MA TRẬN ĐỂ KIỂM TRA CHƯƠNG ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

(ĐỊA LÍ 10)

Chủ đề

Các mức độ nhận thức của kiểm tra

Tổng

cộng

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận

dụng

Vai trò của ngành NN

1

1

1

3

Đặc điểm của ngành NN

2

3

1

6

Các nhân tố ảnh hưởng tới phân bố NN

1

2

1

4

Địa lí ngành trồng trọt

3

5

2

10

Địa lí ngành chăn nuôi

3

5

2

10

Tổng cộng

10

16

7

3

4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận, phân tích câu hỏi và hoàn chỉnh đề kiểm tra

a) Căn cứ vào ma trận và mục tiêu đã xác định ở các bước trên, thiết kế câu hỏi và mức độ cần đo của từng câu hỏi và của toàn bộ đề kiểm tra.

b) Phân tích câu hỏi (độ khó, độ phân biệt của câu hỏi, tính hợp lí của bài kiểm tra).

c) Đánh giá tính hợp lí của bài TNKQ. Hoàn chỉnh đề kiểm tra.

5. Xây dựng đáp án và biểu điểm

- Theo qui chế của Bộ GD&ĐT, thang đánh giá gồm 11 bậc: 1, 2, 3, .... 10.

- Cách tính điểm bài thi trắc nghiệm khách quan

+ Cách 1 : điểm tối đa toàn bài là 10 được chia đều cho số câu hỏi toàn bài kiểm tra.

+ Cách 2 : điểm tối đa toàn bài bằng số lượng câu hỏi. Nếu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm. Quy về thang điểm 10 theo công thức: 10X/Xmax , trong đó X là số điểm đạt được của HS, Xmax là tổng số điểm tối đa của bài kiểm tra.

IV. MỘT SỐ KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN

Kinh nghiệm của một số nhà chuyên môn và thực tế soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm cho thấy, câu hỏi trắc nghiệm phải đạt các yêu cầu sau:

1. Đối với phần dẫn

1) Câu dẫn phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, không nên dùng quá nhiều mệnh đề. Trong một câu dẫn chỉ nên thông báo một ý, không được nêu nhiều ý.

2) Nên ít dùng dạng phủ định. Nếu dùng thì nên in nghiêng chữ “không”

3) Nên viết dưới dạng một phần của câu, khi ghép với một ý trong số các ý lựa chọn sẽ trở thành một câu hoàn chỉnh. Chỉ trong trường hợp muốn nhấn mạnh, mới dùng câu hỏi.

2. Đối với phần lựa chọn

1) Chỉ nên có 4 -5 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án đúng, hoặc đúng nhất.

2) Các phương án “nhiễu” (câu sai so với phần “gốc”, còn gọi là “câu mồi”) phải có vẻ hợp lí và hấp dẫn HS, nghĩa là có một yếu tố đúng nào đó mà học sinh phải cân nhắc kỹ và so sánh với các lựa chọn khác.

3) Các “phần lựa chọn”, hoặc “câu lựa chọn” phải  được viết tương đương về hình thức, theo cùng một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp, chỉ khác nhau về nội dung.

 Để tránh tiết lộ các câu trả lời đúng, hoặc sai một cách vô tình, phải l­ưu ý các trường hợp sau:

- Tránh diễn tả câu lựa chọn đúng một cách đầy đủ, còn các câu nhiễu thì vắn tắt làm độ dài giữa câu đúng và câu sai có sự phân biệt.

- Câu lựa chọn đúng và câu nhiễu phải có độ khó như­ nhau, sử dụng các danh từ khó ngang nhau.

- Tránh dùng những câu có ý trùng nhau.

4) Không dùng phương án: “Tất cả đều đúng”, hoặc “Tất cả đều sai”.

5) Sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự ngẫu nhiên, tránh thể hiện một ưu tiên nào đó đối với vị trí của phương án đúng.

3. Đối với cả hai phần

1) Bảo đảm để phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu trúc đúng ngữ pháp và chính tả.

2) Trong bài trắc nghiệm, không được để cho câu hỏi này trở thành đáp án, hoặc gợi ý trả lời cho câu hỏi khác.

3) Các câu hỏi phủ định, hoặc khẳng định nên được sắp xếp xen kẽ nhau để tăng tính khách quan.

4) Ngoài câu hỏi kiểm tra kiến thức, cần phải có câu hỏi đánh giá kỹ năng địa lý (sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ, lát cắt...).

N.Đ.V

Các tin khác