1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số ý kiến về đào tạo và sử dụng giáo viên

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG GIÁO VIÊN

TRONG NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HIỆN NAY

NGUYỄN Vê
Về lĩnh vực đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo, có lẽ không có ngành nào thuận lợi bằng ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bởi lẽ ngành GD&ĐT vừa làm công tác giáo dục vừa trực tiếp làm công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu hoạt động của chính mình. Thế nhưng vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn giáo viên trong ngành GD&ĐT trong thời gian qua và hiện nay còn nhiều bất cập; vừa gây lãng phí về ngân sách Nhà nước, vừa gây khó khăn trong cân đối đội ngũ của ngành. Nguyên nhân của sự bất cập này là do kế hoạch đào tạo thiếu khoa học, thiếu cơ chế hợp lý trong đào tạo và sử dụng giáo viên.
Trên cơ sở thực trạng công tác đào tạo và sử dụng nguồn giáo viên hiện nay, xin nêu ở đây một số vướng mắc và đề xuất những giải pháp tháo gỡ.
1. Hàng năm các trường ĐHSP được Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên, cơ sở để Bộ giao chỉ tiêu đào tạo của các trường cơ bản dựa trên tình hình CSVC, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, tự đi tìm nhiệm sở thông qua việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ở một Sở GD&ĐT trên toàn quốc. Từ đó, các Sở GD&ĐT không chủ động được nguồn tuyển giáo viên để bổ sung hàng năm, do không nắm được một cách cụ thể số cung ứng ở các trường sư phạm. Có trường hợp thiếu giáo viên nhưng các Sở và Phòng GD&ĐT không có nguồn để tuyển; ngược lại, nhiều trường hợp giáo viên sau khi tốt nghiệp không kiếm được nhiệm sở, do các cơ sở giáo dục không có nhu cầu tuyển, buộc họ phải đi tìm công việc khác để làm. Như vậy, trên thực tế thiếu sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo.
2. Các trường ĐHSP hiện nay không những đào tạo giáo viên THPT, THCS mà còn đào tạo cả giáo viên tiểu học (ĐHSP tiểu học) và giáo viên mầm non (ĐHSP mầm non). Điều nay dẫn đến tình trạng các trường CĐSP địa phương khi xây dựng kế hoạch tuyển sinh đã gặp nhiều khó khăn. Con số kế hoạch mà trường CĐSP các tỉnh xây dựng thường không vững chắc vì thiếu thông tin chính xác về nguồn giáo viên được đào tạo từ các trường đại học sư phạm trong cả nước qua từng năm; vì theo cơ chế tuyển và sử dụng giáo viên hiện nay, sinh viên tốt nghiệp tại tất cả các trường ĐH trong nước đều có thể nộp đơn xin tuyển dụng ở tất cả các trường THPT và THCS trên cả nước.
3.     Sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học khác, nếu có nguyện vọng làm giáo viên, có thể được tuyển dụng, sau khi tham gia học thêm chứng chỉ sư phạm theo quy định. Đội ngũ này sẽ làm con số về người xin vào ngành GD&ĐT biến động và sẽ gây khó khăn cho các trường sư phạm khi xây dựng kế hoạch đào tạo.
Nhiều năm nay, hiện tượng sinh viên tốt nghiệp ở các trường sư phạm không được tuyển dụng vẫn nằm chờ mà không biết khi nào đến lượt mình. Vì mỗi năm đều có nguồn sinh viên tốt nghiệp bổ sung. Có em đợi không được buộc phải tìm công việc khác để làm. Và như thế, chuyên môn sẽ mai một dần. Tình trạng này nếu cứ tiếp tục sẽ gây tổn thất cho Nhà nước, đồng thời làm tổn thất lớn cho bản thân và gia đình. Nếu tốt nghiệp mà không tìm được việc làm đúng ngành nghề được đào tạo, mức độ lãng phí sẽ vô cùng lớn; đồng thời làm phát sinh thêm tiêu cực cho xã hội.
Trường sư phạm là trường chuyên ngành, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn giáo viên để bổ sung nguồn cho ngành GD&ĐT; là nơi đào tạo nguồn công chức cho Nhà nước. Vì vậy, kế hoạch đào tạo phải được tính toán kỹ để khỏi rơi vào tình trạng hoặc là lãng phí vì đào tạo nhiều (cung lớn hơn cầu), hoặc ngành thiếu hụt nguồn giáo viên (cung không đáp ứng cầu). Đã một thời ta thiếu hụt giáo viên, phải bổ sung bằng nhiều giải pháp tình thế để hậu quả là hiện tại phải giải quyết tình trạng một bộ phận giáo viên không đủ chuẩn, chất lượng giảng dạy yếu. Nay lại rơi vào tình trạng ở một số bộ môn, ngành không sử dụng hết nguồn giáo viên tốt nghiệp từ các trường sư phạm, gây lãng phí cả Nhà nước lẫn bản thân người được đào tạo.
Lâu nay có nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước nên có hình thức xử phạt đối với người đã tốt nghiệp ở trường sư phạm mà không chấp hành việc điều động của ngành. Đề nghị này rất hợp lý, vì sinh viên học tại các trường sư phạm được miễn đóng học phí; khi tốt nghiệp, ít nhất phải phục vụ theo sự điều động của Nhà nước trong một thời gian nhất định. Nếu không, sẽ phải hoàn trả phần học phí đã được Nhà nước miễn thu trong quá trình học tập ở trường. Tuy nhiên nguyên tắc này chỉ thực hiện được khi giữa cung và cầu được cân đối. Mỗi khi sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp vẫn chưa được tuyển dụng do ngành chưa có nhu cầu thì không thể thực hiện yêu cầu thu hồi học phí đã cấp được; đó là chưa nói đến thắc mắc của bản thân và gia đình người được đào tạo khi ra trường không có việc làm.
4. Bốn năm qua, ngành GD&ĐT không thi tuyển công chức vì những điều bất hợp lý của tổ chức thi tuyển này. Hình thức tuyển dụng hiện nay là xét tuyển. Hình thức xét tuyển xem ra hợp lý hơn nhiều so với thi tuyển công chức. Nhưng trong xét tuyển như hiện nay vẫn biểu lộ nhiều yếu tố bất cập. Sinh viên tốt nghiệp sư phạm có quyền nộp đơn xin tuyển dụng khi có thông báo. Sở GD&ĐT khi tổ chức xét tuyển đã cố gắng công khai hoá, dân chủ hoá các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu và địa chỉ sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nhiều sinh viên cùng chọn 1 nhiệm sở vì thiếu thông tin, để khi xét, có nhiệm sở thừa người đăng ký, có nhiệm sở không có ai đăng ký. Người có điểm dự tuyển cao chưa chắc đã được tuyển, nếu trong tốp đăng ký cùng địa chỉ có người điểm cao hơn mình.
5. Từ thực trạng của công tác đào tạo và tuyển dụng giáo viên, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
- Bộ GD&ĐT nên có kế hoạch khoanh địa bàn đào tạo nguồn giáo viên cho các trường ĐHSP. Kế hoạch này dựa trên cơ sở dự báo nguồn giáo viên cần bổ sung qua từng giai đoạn và từng năm học của các Sở GD&ĐT. Khi đó các Sở GD&ĐT mới có cơ sở tính toán, xây dựng kế hoạch tuyển dụng một cách hợp lý. Đồng thời các Sở GD&ĐT địa phương có cơ sở để tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường CĐSP.
- Nếu xác định chuẩn GV THCS là phải tốt nghiệp đại học, nên giao hẳn việc đào tạo GV THCS cho các trường ĐHSP để chỉ tiêu đào tạo hàng năm phục vụ các trường THCS của các tỉnh được xây dựng một cách chính xác hơn.
- Hiện nay các trường ĐHSP tham gia đào tạo GV tiểu học và Mầm non hệ đại học chính quy, do đó các trường CĐSP gặp khó khăn khi xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, vì không nắm hết nguồn cung trên địa bàn. Vì thế, kế hoạch đào tạo GV tiểu học và mầm non hằng năm của các trường ĐHSP và CĐSP ở các địa phương cần được thống nhất để cân đối nhu cầu.
- Sở GD&ĐT đã thực hiện hình thức xét tuyển giáo viên, nhân viên công khai theo nguyên tắc tính điểm số từ kết quả học tập, các chế độ chính sách GV được hưởng, nhằm tạo công bằng, dân chủ trong tuyển chọn. Hình thức này có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, nếu cải tiến thêm một bước bằng cách công khai theo kết quả học tập và các chế độ chính sách được hưởng một cách rộng rãi để mọi người biết, sau đó tổ chức chọn nhiệm sở theo thứ tự ưu tiên thì công tác xét tuyển dụng sẽ hợp lý hơn.
- Chấn chỉnh tình trạng không cân bằng giữa đào tạo và sử dụng giáo viên hiện nay ở các trường sư phạm là một công việc cần giải quyết nhằm ổn định đội ngũ, tránh lãng phí ngân sách đào tạo của Nhà nước và lãng phí trong đầu tư của gia đình sinh viên; đồng thời sử dụng hợp lý nguồn nhân lực qua đào tạo và thực hiện tốt công bằng xã hội
Các tin khác