1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nâng cao chất lượng dạy học bổ túc

VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

DẠY HỌC BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NGUYỄN VÊ

Đã đến lúc phải nghiêm túc đặt lại vấn đề giải quyết chất lượng dạy và học bổ túc văn hóa nói chung và bổ túc trung học phổ thông (THPT) nói riêng khi thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Chất lượng dạy và học bổ túc văn hóa có được phải trên cơ sở giải quyết một cách đồng bộ nhiều lĩnh vực liên quan như cơ sở vật chất, trường lớp, sách, thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ giáo viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX).

GDTX là một ngành học có tính xã hội cao hơn bất cứ một ngành học nào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, để thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả nội dung của Cuộc vận động, không những đòi hỏi sự quản lý, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo, sự nỗ lực không ngừng của cán bộ, giáo viên các Trung tâm GDTX, sự đầu tư đúng mức của Nhà nước trong công tác xây dựng cơ sở vật chất và bổ sung các điều kiện về trang thiết bị cho các Trung tâm GDTX, mà còn sự đồng tình, hỗ trợ, phối hợp tích cực, thường xuyên của toàn xã hội.

Ở bài viết này, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản cần tập trung giải quyết trong quá trình nâng cao chất lượng dạy học bổ túc THPT ở các Trung tâm GDTX.

1. Về đầu tư của Nhà nước trong xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) và trang thiết bị dạy học trong các Trung tâm GDTX.

Nhìn chung, hiện nay ngân sách Nhà nước chưa đầu tư đúng mức để giải quyết những yêu cầu về CSVC cho GDTX. Nhìn vào thực trạng về CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy học ở các Trung tâm GDTX hiện nay, chúng ta thấy rõ điều đó. Ở Thừa Thiên Huế, Trung tâm GDTX được thành lập từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Cho đến nay, trong 10 Trung tâm GDTX, mới có được Trung tâm GDTX tỉnh là đơn vị có cơ ngơi tương đối khang trang, có nhà học cao tầng, có trang thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ hoạt động dạy học. Tuy nhiên, tất cả các chi phí để có được cơ ngơi ấy đều lấy từ nguồn tích lũy tự có của Trung tâm qua nhiều năm thực hiện công tác liên kết đào tạo đại học, cao đẳng. Hầu hết các Trung tâm GDTX huyện, hiện nay, cơ sở vật chất vẫn thiếu thốn, tạm bợ, xuống cấp trầm trọng mà nguồn hỗ trợ để xây dựng mới hoặc để tu sửa còn quá bất cập; trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học chưa được đầu tư đúng mức. Vì thế, nhiều năm nay, việc dạy học BTVH ở nhiều Trung tâm GDTX phần lớn vẫn trong tình trạng “dạy chay - học hay”, chất lượng thấp.

Để có chất lượng dạy học tốt, đòi hỏi cơ sở hạ tầng trường lớp, thiết bị của Trung tâm GDTX phải đảm bảo, phải được quan tâm đầu tư. Nguồn đầu tư quan trọng nhất để tạo ra sự chuyển biến nhanh, cơ bản cho các Trung tâm GDTX huyện phải là nguồn đầu tư ngân sách nhà nước. Khi các Trung tâm GDTX đang trong tình trạng như hiện nay, yêu cầu nâng chất lượng là điều khó thực hiện.

2. Về đội ngũ giáo viên.

Do hoàn cảnh lịch sử, xã hội và quá trình phát triển của giáo dục, đặc biệt là giáo dục thường xuyên ở các tỉnh phía nam, đội ngũ các Trung tâm GDTX ở Thừa Thiên Huế hiện nay trình độ đào tạo không đồng đều. Một bộ phận giáo viên từ các trường tiểu học chuyển sang trong thời kỳ Trung tâm mới thành lập, làm nhiệm vụ chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Nay theo yêu cầu mới, đội ngũ giáo viên trình độ tiểu học ở các Trung tâm GDTX phải tự học để đáp ứng việc giảng dạy các cấp học cao hơn, phần lớn chuẩn trình độ đạt được qua đào tạo bằng phương thức vừa học vừa làm. Chuẩn trình độ đạt được bằng phương thức đào tạo này, phần lớn mang tính hợp thức hóa nhiều hơn là chất lượng thực, vì thế năng lực chuyên môn khó đáp ứng được yêu cầu.

Hằng năm, nguồn GV bổ sung cho các Trung tâm GDTX đã được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm; nhưng thực tế, số sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi thường không ai có nguyện vọng về các Trung tâm GDTX. Điều kiện khó khăn về đội ngũ giáo viên học viên là một trở lực lớn khi giải quyết yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học.

3. Về học viên.

Học viên các Trung tâm GDTX có nhiều đối tượng. Đối tượng thứ nhất là một bộ phận học sinh không vào được các trường phổ thông do học lực yếu. Số này tuy trẻ, có thời gian để chăm lo việc học nhưng đa phần lười học, hạnh kiểm yếu. Một bộ phận học viên do hoàn cảnh gia đình, bản thân bị gián đoạn trong học tập, nay có nhu cầu học tiếp. Một bộ phận cán bộ, thanh niên nghỉ học từ lâu, nay có nhu cầu bổ sung kiến thức và cần bằng tốt nghiệp theo yêu cầu chuẩn của công tác. Những đối tượng này, do hoàn cảnh vừa học vừa làm, điều kiện tuổi tác, kiến thức lâu ngày bị mai một, hoàn cảnh gia đình, việc bổ sung kiến thức và luyện tập kỹ năng gặp nhiều khó khăn.

Nhiều năm qua, tỷ lệ tốt nghiệp bổ túc THCS và bổ túc THPT thường rất cao. Ai cũng biết đó là kết quả không thật, thế nhưng không có ai đặt lại vấn đề. Ngành biết, thầy trò đều biết nhưng không ai tìm giải pháp khắc phục. Và cũng từ đó, vấn đề chất lượng dạy và học chưa được quan tâm đúng mức.

Để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học bổ túc văn hóa, nhiều vấn đề cần được giải quyết. Tuy nhiên phải thấy được rằng, muốn giải quyết vấn đề này, cần phải có thời gian và phải được đặt trong một quy trình, một kế hoạch mang tầm vĩ mô; muốn đạt kết quả tốt, không chỉ một mình ngành GD&ĐT thực hiện mà đòi hỏi cả xã hội phải vào cuộc.

Vấn đề CSVC, vấn đề đội ngũ giáo viên, vấn đề chất lượng học viên, tất cả phải đi từ từ từng bước một. Cần có một thái độ tỉnh táo, khẳng định những bước đi chắc chắn, vững vàng.

Xin có mấy ý kiến đề xuất giải quyết như sau:

1. Đối với Sở GD&ĐT.

a) Cần quan tâm hơn trong xây dựng CSVC, trang cấp thiết bị cho các Trung tâm GDTX.

b) Rà soát, bổ sung đội ngũ theo yêu cầu chuẩn chất lượng. Có thể bổ sung giáo viên cho các trung tâm bằng chế độ luân chuyển số giáo viên dạy giỏi ở các trường phổ thông sang làm nghĩa vụ tại các Trung tâm GDTX một thời gian nhất định. Làm được như thế, các Trung tâm GDTX sẽ có cơ hội nâng chất lượng giảng dạy của đội ngũ, đồng thời học viên có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức và rèn kỹ năng.

2. Đối với Phòng GDTX của Sở, trong điều kiện biên chế chuyên viên phụ trách ngành học hạn chế, cần chú trọng củng cố mạng lưới chuyên môn. Những giáo viên giỏi trong mạng lưới chuyên môn GDTX sẽ giúp ngành trong việc quản lí, chỉ đạo, thanh kiểm tra chuyên môn ở các Trung tâm GDTX và các cơ sở có giảng dạy bổ túc văn hoá một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên để mạng lưới chuyên môn hoạt động có hiệu quả, cần tham mưu để lãnh đạo Sở GD&ĐT quan tâm vận dụng giải quyết một số chế độ chính sách đặc biệt cho hoạt động này như chế độ làm thêm giờ, phụ cấp công tác phí, chế độ bồi dưỡng theo hồ sơ thanh tra ...

3. Đối với các Trung tâm GDTX.

a) Thường xuyên kiểm tra trình độ học viên, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp để bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng. Xoá hẳn kế hoạch học 2 năm 3 lớp cho bất kỳ đối tượng học viên nào. Các Trung tâm GDTX phải nghiêm khắc trong việc áp dụng quy chế đối với học viên, đảm bảo thời gian theo học, chế độ cho điểm, kiểm tra thi cử.

Phải thống nhất quan điểm, GDTX là học suốt đời, học liên tục; chừng nào chưa đảm bảo kiến thức, kỹ năng đúng chuẩn quy định thì còn phải tiếp tục học. Độ tuổi của GDTX không hạn chế, vì thế không cần phải giải quyết vội những trường hợp chưa đạt yêu cầu. Đất nước đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải nâng cao dân trí. Mỗi công việc cần có một trình độ chuẩn ngang tầm; bản thân người đảm đương công việc phải đạt được bằng con đường học tập rèn luyện có quy củ, nền nếp và chất lượng thông qua con đường học tập thi cử nghiêm túc.

b) Việc mở lớp bổ túc ở các địa bàn thuộc vùng xa, vùng khó để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân dân tham gia học tập, nâng cao trình độ là điều kiện cần thiết, nên làm. Tuy nhiên khi xây dựng kế hoạch mở lớp, Trung tâm GDTX phải khảo sát thật kỹ các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo.

c) Về đội ngũ giáo viên, để có điều kiện nâng chất lượng dạy học, yêu cầu cơ bản là phải có đội ngũ giáo viên có trình độ – trình độ nói ở đây là trình độ chuẩn thực chất chứ không phải trình độ được hợp thức hoá. Đối với những giáo viên năng lực giảng dạy chưa đảm bảo, Trung tâm cần xem xét bố trí công việc phù hợp khác. Nếu thiếu giáo viên, có thể hợp đồng số giáo viên có trình độ chuyên môn vững từ các trường THPT để bổ sung.

Ở các Trung tâm GDTX, sinh hoạt chuyên môn gặp khó khăn do số lượng giáo viên mỗi bộ môn ít. Để nâng chất lượng giảng dạy, Trung tâm cần quan hệ các trường THPT trên địa bàn, có kế hoạch cùng sinh hoạt chuyên môn và dự giờ giữa hai đơn vị để giáo viên có thêm điều kiện học hỏi, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp.

d) Số học viên ở các Trung tâm GDTX và các đơn vị giáo dục có tham gia dạy BTVH, số học sinh THPT hỏng tốt nghiệp các năm học trước, nay muốn thi lại để lấy bằng tốt nghiệp bổ túc THPT, phải tập trung ôn tập chậm nhất là đầu học kỳ II của năm học này, như Sở GD&ĐT đã chỉ đạo. Trong quá trình tổ chức ôn tập, các Trung tâm GDTX và đơn vị có dạy bổ túc THPT phải có kế hoạch chuyên môn, phân công giáo viên giảng dạy và theo dõi, quản lý tốt việc học tập của học viên. Những học viên không chấp hành đầy đủ các quy định của Trung tâm, sẽ không được giới thiệu dự thi, dù năm trước hồ sơ học bạ đủ điều kiện dự thi.

N.V

Các tin khác