1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người lái đò sông đà

“NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ”

VÀ SỰ HOÀI NIỆM VỀ MỘT THỜI VANG BÓNG

 HỒ HỮU NHẬT

Trường THPT Bình Điền

Nhắc đến Nguyễn Tuân, chúng ta không thể không nhắc đến một phong cách đặc trưng: Nguyễn Tuân là nhà văn mang nặng lòng hoài cổ. Là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân luôn gắn bó với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Chính vì thế trong sáng tác của mình, ông thích viết về vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã như: uống trà, nhắm rượu, chơi hoa… và những cách ứng xử giữa người với người mang tính nghi lễ… Tất cả điều này, chúng ta dễ dàng tìm thấy trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn sót lại. Còn sau Cách mạng ông không đối lập xưa với nay; cổ với kim mà tìm thấy sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Cái hay của tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” là ở chỗ ông đã tìm vẻ đẹp xưa trong một không gian - thời gian hiện đại. Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” ra đời trong những năm đất nước ta tiến hành xây dựng lại miền Bắc và vùng đất Tây Bắc nói riêng đã có sự thay da đổi thịt. Vì vậy, những hình tượng chính trong tác phẩm rõ ràng mang hơi thở của thời đại. Đấy là con sông Đà với những nét duyên dáng, thơ mộng, trữ tình; đấy là những con người lao động tài hoa, anh dũng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng “Người lái đò Sông Đà”  vẫn còn mang “cốt cách của một thời vang bóng” trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

1. Sau Cách mạng tháng Tám, khi Nguyễn Tuân tự đặt cho mình yêu cầu phải “đào thải tất cả cố nhân trong lòng mình”, thì cái “mùi hoài cựu” bị ông coi là một cố nhân đáng sợ nhất. Có thể nói từ “Sông Đà” trở đi Nguyễn Tuân mới mạnh dạn và thoải mái viết về cái cũ. Ông vẫn giữ thói quen tìm cái đẹp xưa trong cái ngày nay. Thói quen đi tìm cái xưa trong cái nay khiến Nguyễn Tuân luôn luôn quan tâm đến nhiều chiều thời gian, chiều lịch sử của các sự kiện, các hiện tượng mà ông quan sát mô tả… về chân dung người lái đò trong “Người lái đò Sông Đà” cũng mang dáng dấp của một bậc phong nho tài tử xưa: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới của ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù” và “Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở nầy”. Lúc ông đò trở về với đời sống đời thường chính là lúc dáng vẻ của một bậc tài tử, lại hiện lên một cách rõ ràng: “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá tồi cá túa ra tràn đầy ruộng”. Rõ ràng thói quen đi tìm vẻ đẹp xưa đã chi phối ngòi bút của Nguyễn Tuân khi ông miêu tả sự “quắc thước” của người lái đò.

2. Tính chất hoài cổ ấy cũng đã thấm cả vào ngôn từ, vào nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân. Với “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn  Tuân sử dụng nhiều thi liệu văn liệu cổ điển: “Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”; “Tôi nhìn cái miệng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên ba tam nguyệt há Dương Châu””. Cái chất thi liệu cổ điển ấy cũng đã được Nguyễn Tuân sử dụng ngay chính câu đề từ khi mở đầu tác phẩm “Chúng thuỷ giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu” (Thơ Nguyễn Quan Bích). Xét thấy đó là một sự ngưỡng vọng về quá khứ.

3. Đọc “Người lái đò sông Đà”, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ, trong đó nổi bật hơn cả là phép so sánh. Và cái làm ta ngạc nhiên đến sững sờ vẫn là những hình ảnh so sánh: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Những so sánh lạ lẫm, chính xác và cũng rất Nguyễn Tuân! Đối tượng được so sánh thuộc về hiện tại nhưng đối tượng để so sánh lại thuộc về quá khứ. Bờ tiền sử, nỗi niềm cổ tích ngày xưa… phải chăng đó là những ấn tượng đẹp đẽ nhất của một thời vang bóng đã luôn đồng hành với nhà văn trên mọi nẻo đường đời ? Những câu văn như thế đã đưa chúng ta về lại với quá khứ, về lại với những “nỗi niềm cổ tích” của một thời bé nhỏ.

4. Nguyễn Tuân là người hết sức nặng tình với non sông đất nước. Trong khi thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của sông Đà, trong ông dấy lên một mối liên tưởng về lịch sử, dấy lên cảm giác hàm ơn sâu xa đối với cổ nhân. Việc ông nhắc đến đời Lí, đời Trần, đời Lê và câu thơ của Tản Đà đã cho thấy một thiên hướng bộc lộ cảm xúc rất đặc thù của người từng viết “Vang bóng một thời”.

Hoài cổ là thế nhưng phải nói rằng, Nguyễn Tuân tìm về quá khứ, hoài niệm về “một thời vang bóng” cũng chính là nhà văn đi tìm cái đẹp trong cuộc sống hiện tại để sáng tạo nên những áng văn đẹp làm phong phú, giàu có thêm đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.

H.H.N

Các tin khác