1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người ủy viên trường giáo dục tỉnh TT Huế

NGƯỜI ỦY VIÊN TRƯỞNG GIÁO DỤC
TỈNH THỪA THIÊN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Trong quá trình sưu tầm tư liệu lịch sử về ngành giáo dục cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi có tìm hiểu về thân thế sự nghiệp vị Ủy viên trưởng giáo dục Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh nhà sau Cách mạng Tháng Tám 1945. Theo tư liệu mà chúng tôi sưu tầm được thì ông có tên là Bửu Tiếp, nguyên học sinh trường Quốc Học Huế, học cùng lớp với Phạm Văn Đồng (trong thời gian 1920-1923). Tốt nghiệp Trung học ở Huế, ông thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, cùng khoá với Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Khánh Toàn, Đặng Thai Mai,…(trong thời gian 1924-1928). Trong quá trình học tập ở trường này, ông được giác ngộ cách mạng… Tốt nghiệp ra trường ông không được Nha học chánh Đông Dương bổ dụng. Ông vào Quy Nhơn dạy trường tư thục, về sau trở ra Huế dạy trường Thuận Hoá, do ông Tôn Quang Phiệt làm Hiệu trưởng. Năm 1942, ông được giới thiệu vào tổ chức Việt Minh Trung Bộ. Vào khoảng đầu năm 1945, ông được phân công vào Quy Nhơn, tăng cường cho lãnh đạo tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh Bình Định. Sau đó ông được điều động ra Huế, tham gia Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên, giữ chức vụ Ủy viên trưởng giáo dục, do ông Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch, ông Hoàng Anh làm Phó Chủ tịch.

Với trách nhiệm này, trong khoảng thời gian 16 tháng, ông đã có công lớn đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng non trẻ ở tỉnh nhà. Việc đầu tiên là ông triệu tập các ủy viên giáo dục của các huyện và hiệu trưởng các trường trong toàn tỉnh dự lớp bồi dưỡng những vấn đề cơ bản của nền giáo dục mới. Một số giáo viên thuộc ngạch hương sư, trợ giáo, giáo học, giáo viên các trường Công giáo, Phật giáo…cũng được mời dự. Tất cả có hơn 100 học viên, học trong hai tuần lễ. Giảng về Chính trị, đường lối, chính sách của Việt Minh…do ông Hoàng Anh; giảng về chuyên môn phổ thông và Bình dân học vụ do ông Bửu Tiếp phụ trách. Nội dung tuy còn đơn giản, nhưng phần lớn học viên được nghe giảng, tiếp thu về những vấn đề chính trị mới lạ, hấp dẫn, có lý có tình…nên họ rất phấn khởi. Đồng chí Hoàng Anh có ghi lại hồi ức một hình ảnh như sau:… “Sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, tôi có dịp đi công tác qua các vùng sau lưng địch, khi đến xã Hương Hải (Hương Trà) thì gặp một nữ cán bộ xã và một cô liên lạc trông mặt hơi quen. Hai cô chạy đến chào hỏi tôi niềm nở. Hỏi ra mới biết rằng cả hai cô đều là giáo viên trường Công giáo đã dự lớp bồi dưỡng của tỉnh. Là nữ tu sĩ, nhưng hai cô đã hăng hái tham gia công tác địa phương” (trích Hồi ký “Quê hương và Cách mạng”, NXB Thuận Hoá, trang 183).

Một việc nữa là ông Bửu Tiếp đã chỉ đạo toàn ngành tổ chức ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, đúng lịch theo chỉ thị của Bộ Quốc Gia giáo dục. Ông đã ra sức vận động các giáo viên thuộc ngạch hương sư, trợ giáo, giáo học, giáo sư của chế độ cũ tình nguyện trở lại làm nhiệm vụ. Những nơi thiếu giáo viên đứng lớp, do mở thêm nhiều trường, ông cùng chính quyền huyện, xã, tổng, vận động các học sinh có trình độ trung học, nhưng không có điều kiện học lên cao, thì thu nhận làm giáo viên phụ trách dạy lớp sơ cấp hoặc dạy các lớp Bình dân học vụ. Một việc nữa, theo chủ trương của Bộ, ông đã thành lập được “Hội đồng học chính” gồm các vị giáo chức có uy tín như các ông: Trương Minh Hoài, Trần Hữu Trung, Lê Trọng Từ…nhằm làm tư vấn về công tác giáo dục trong buổi đầu của chính quyền cách mạng ra đời. Điều đáng chú ý là các lớp Bình dân học vụ mở khắp nơi, chỉ trong vòng 4 tháng hàng vạn bà con lao động đã được xoá mù chữ, tự mình cầm lá phiếu đi bầu cử Quốc hội khoá I, ngày 6-1-1946 theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu của nước Việt Nam mới.

Công cuộc đang tiến hành thuận lợi, trên đà đi lên của nền giáo dục cách mạng, thì thực dân Pháp đã phản bội Hiệp ước sơ bộ 6-3-1946, chúng gây chiến ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội…Ngày 19-12-1946, dân tộc Việt Nam theo “Hịch Kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng lên cầm vũ khí bảo vệ thành quả cách mạng…Cuộc chiến tranh chống Pháp lan rộng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và Ủy ban Hành chính tỉnh, quân và dân Thừa Thiên Huế lần lượt rút khỏi thành phố, thị trấn…lên vùng chiến khu đã được chuẩn bị từ trước. Ngày 7-2-1947, quân pháp tiến công vào thành phố Huế, cuộc bao vây tiêu hao sinh lực địch diễn ra ác liệt trên các đường phố, một số tay sai được Pháp o bế thành lập chính quyền tề nguỵ, ông Bửu Tiếp bị giặc bắt rồi bắn chết, lúc tuổi đời vào khoảng 45 tuổi (1902 - 1947) để lại người vợ là bà Huỳnh Thị Liễu, nguyên giáo viên trường Đồng Khánh và 5 người con (hiện có 3 người định cư ở Mỹ). Chúng tôi có liên hệ với ông Vĩnh Toàn (con trưởng) ở Đà Nẵng, kể cả gặp GS Bửu Triều (em ông Tiếp ở Hà Nội), ông Bửu Phác ở Huế, để xin một tấm ảnh ông Bửu Tiếp, nhưng không một ai còn lưu giữ được. Năm 1995, ông Bửu Tiếp được công nhận là liệt sĩ.

Huế 2-2007
NGUYỄN THÚC NGUYÊN

Các tin khác