1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Những ngày đã qua

NHỮNG NGÀY ĐÃ QUA

NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG

Trường THPT Hai Bà Trưng

Nước mắt Hiền rơi, ướt đượm đôi mắt buồn cùng với lời tâm sự tự đáy lòng mà chỉ có tôi Hiền mới chia sẻ, và chỉ có tôi mới hiểu được những tâm sự ấy, bởi đó cũng chính là tâm sự sâu kín từ trái tim tôi về một thời đã qua.

Đã lâu lắm rồi Hiền mới về thăm Huế, chuyến vào Nam từ khi học xong trung học đã mang theo cô bạn đồng hành của tôi từ thuở ấu thơ. Chúng tôi lớn lên bên nhau trong những ngày khốn khó bởi “miếng cơm manh áo” của một thời - thời bao cấp.

Mười tuổi đầu, như nhiều đứa trẻ khác, tôi và Hiền phải học cách tự nuôi sống mình: Mỗi ngày một buổi đến trường, một buổi hái rau, bắt ốc kiếm tiền mua sách vở… Bố mẹ Hiền rất giỏi sinh em bé, nhà Hiền có cả thảy mười đứa con, nhà tôi kém hơn, bố mẹ tôi chỉ sinh năm con nhưng tôi cực khổ hơn Hiền bởi tôi là chị cả. Ngoài trách nhiệm tự nuôi mình ăn học tôi phải phụ giúp bố mẹ gánh vác việc gia đình, chăm em nhỏ, dạy em lớn… Thế mà đôi lúc tôi vẫn bị những trận đòn đau điếng của bố mẹ trút lên những nhọc nhằn của một ngày làm việc vất vả.

*

*    *

Đôi gióng dài quá, những người làm gióng chỉ đo cỡ của người lớn, phải dùng dây buộc ở hai đầu gióng ngắn hơn thì mới vừa vai. Loay hoay mãi cô bé mới buộc xong đôi gióng. Không ai có thể ngờ rằng một cô bé mới mươi ba tuổi đầu, trên vai là một gánh rau nặng trĩu mà em phải thức dậy từ bốn giờ sáng để ra đồng cắt, bó, mang ra chợ. Và sau mỗi buổi chợ là thức ăn cho cả gia đình, là sách cho em, là gạo, là muối…; chiều về cắp sách đến trường với niềm vui nho nhỏ. Thế rồi nhìn chúng bạn vui đùa tung tăng, quần áo hoa mới tinh, những quả banh ten - nis, đánh thẻ (món đồ chơi cao cấp ngày ấy) cô bé thấy thèm. Cô bé ấy là tôi, là Hiền và trong cái thời thơ ấu ấy của tôi còn có nhiều nhiều cô bé như thế!

Cái nghèo làm cho chúng tôi phải biết vươn lên bằng chính sức của mình. Tôi không hái rau, bắt ốc như những bạn cùng trang lứa mà đã tự kiếm cho mình một cái nghề - nghề chằm nón, học lóm được qua những ngày làm công đan viền nón cho người ta. Vay vốn của bà, tôi bước vào nghề làm nón từ khi đang học lớp bảy. Vừa học vừa làm nhưng thành tích học tập của tôi không kém đi chút nào, nón của tôi làm cũng rất đẹp, mọi người bảo tôi có hoa tay. Hiền kém hơn tôi, bày mãi mà nó cũng không làm được! Hiền chỉ thuận tay trái, đôi bàn tay mềm mại, nhỏ nhắn như bất lực trước những việc làm khó nhọc. Từng chồng nón hai mươi rồi ba mươi chiếc ra đời từ bàn tay thô tháp của tôi. Chính nó đã cải thiện thêm cuộc sống gia đình, đã giúp tôi trang trải những khoản chi phí cho học tập, giúp mẹ và em tôi có việc làm thêm những ngày không ra đồng… Với sự nỗ lực của mình, tôi vừa học vừa làm đủ thứ nghề: từ đan nón, đan len, đến thêu quần áo… miễn là lao động chân chính kiếm tiền giúp mẹ nuôi mình, nuôi em, khắc phục những khó khăn của cuộc sống, những manh áo sờn vai, những bữa cơm đạm bạc quá mức tưởng tượng mà bây giờ khi đã trở thành cô giáo tôi vẫn thường kể cho các em học sinh nghe để các em quý trọng hơn những thành quả của cuộc sống: Trên một chiếc chiếu rách được trải ra, đếm có  bảy cái bát đất, bảy đôi đũa cho bảy người ăn, mâm thức ăn chỉ vỏn vẹn một tô nước mắm ớt cho người lớn và một bát nước mắm “chay” cho trẻ con. Nồi cơm thì ba lớp, một lớp cơm rất mỏng hai lớp sắn bên trên. Thế hệ học sinh bây giờ dù chỉ cách mười lăm năm sau nhưng các em không còn tin được, hoặc nửa tin nửa ngờ, có em còn trêu cô giáo: “Ăn thế, sao mà cô dễ thương quá vậy ?!”…

Hoàn cảnh khó khăn, vất vả đã giúp tôi có đủ nghị lực vượt qua những thử thách của cuộc sống, biết vươn lên để khẳng định mình. Bạn tôi - Hiền thì khác, bố mẹ Hiền rất mực “chiều” con cái, đứa nào ưa làm gì thì làm. Nhưng khốn nỗi những anh, em trai của Hiền chẳng có ai học hành ra hồn, đứa thì bỏ học, đua đòi theo bạn xấu, đứa đi làm ăn xa được mấy hôm lại về ăn bám mẹ, đứa thì chuyên ăn cắp vặt… Thế mà bố mẹ Hiền không hề có ý kiến. Thường vào buổi chiều tối, bố Hiền cùng năm đứa con trai từ lớn đến bé ngồi quay quần bên nhau uống rượu, thức nhắm đôi lúc chỉ là nắm đậu phụng, vài ba con cá khô. Thế rồi, mỗi lần say sưa cha con lại đánh nhau, tay cha cầm gậy tay con cầm dao rượt đuổi nhau ầm ỹ cả xóm Gạo.

Cái nghèo rớt mùng tơi, bố mẹ Hiền đã bất lực, đã cùng quẫn trước “sức ăn” của mười đứa con, cũng vì thế mà ông thường tìm đến sự lãng quên bằng những chai rượu mạt hạng... Nhưng nào đâu có yên được! Thỉnh thoảng những con nợ lại kéo nhau đến, rồi tiếng chửi bới om sòm, đập phá lung tung. Buồn lắm, đôi mắt Hiền càng ngày càng buồn hơn. Có lẽ đôi mắt buồn da diết ấy của Hiền vào một chiều thu lạnh lẽo đã báo trước Hiền sẽ có một cuộc sống khác. Đôi mắt ấy đã đến gặp tôi rồi lặng lẽ không nói gì. Hiền như muốn mang theo tất cả cho riêng mình.

Những ngày ở đất Sài Gòn, Hiền đã phải làm rất nhiều công việc vất vả để kiếm tiền gửi về giúp bố mẹ, anh em có cuộc sống ổn định. Và cuộc đời Hiền cứ trôi dạt trôi dạt nơi đất khách quê người…

*

*    *

Tôi thương bạn tôi, những giọt nước đăng đắng, nghèn nghẹn với cái nhìn xa vắng mênh mông như lạc giữa chốn hư không với tiếng thở dài xót xa. Tôi biết bạn tôi đã nếm trải quá nhiều cay đắng của cuộc đời. Tôi muốn kéo Hiền về với mình. Về với quê hương đi Hiền ơi !

Chúng tôi ngồi bên nhau nơi bờ sông nhỏ ngắm trăng lên như ngày nào tuổi mới lớn. Trên bầu trời xanh kia vô vàn ngôi sao lấp lánh, mỗi ngôi sao chiếu mệnh một người, để rồi mỗi người có một số phận chăng? Nếu là vậy, tôi thầm mong ngôi sao chiếu mệnh bạn tôi hãy sáng lên, thắp sáng niềm hạnh phúc giản dị mà bạn tôi hằng ao ước.

N.T.H.P

Các tin khác