1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Sử dụng phần mềm nguồn mở trong nhà trường

GIẢNG DẠY VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM NGUỒN MỞ TRONG NHÀ TRƯỜNG

TS. LÊ VIẾT DŨNG, ThS. LÊ VĨNH CHIẾN

HOÀNG THỊ NGỌC DUNG, TRƯƠNG THỊ HỒNG NGỌC

Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế


 Việt Nam đã có nhiều chương trình làm việc với các công ty phần mềm hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM để thống nhất lộ trình giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.

 Theo ông Vũ Duy Lợi, giám đốc Trung tâm Tin học, Văn phòng Trung ương Đảng, hơn 20.000 máy tính của các cơ quan Đảng sẽ chuyển sang sử dụng phần mềm nguồn mở từ năm 2008.

 Với những hoạt động tích cực vừa qua, Việt Nam đã có những bước tiến trong việc giảm tỉ lệ vi phạm bản quyền. Theo số liệu của Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp BSA, năm 2005, VN đã vi phạm bản quyền phần mềm tới 90%, năm 2006 là 88% .

 Ông Vũ  Mạnh Chu, cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa - Thông tin cho biết: “Chúng tôi đang soạn thảo các văn bản về việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó quy định về phạt tối đa 100 triệu đồng cho các vi phạm về bản quyền sẽ được thay đổi. Mức phạt mới sẽ từ 1 đến 5 lần giá trị của tang vật vi phạm. Với quy định này, mức phạt đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm bản quyền phần mềm sẽ lên tới nhiều tỉ đồng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sai phạm”.

I.2.   Vị trí của phần mềm nguồn mở trong Giáo dục

 Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Việt Nam nói chung và giáo dục tại Thừa Thiên Huế nói riêng đã nhấn mạnh đến việc CNTT sẽ là một phương tiện góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy, việc sử dụng CNTT một cách đúng đắn, có định hướng rõ ràng, có chương trình hành động cụ thể là thiết thực và sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho ngành giáo dục.

 Theo Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 02 tháng 03 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008”. Mục tiêu chính của Dự án tổng thể là:

 Đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở (PMNM), góp phần bảo vệ bản quyền tác giả và giảm chi phí mua sắm phần mềm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng ở Việt Nam.

 Hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ, phát huy tính sáng tạo trong ứng dụng và phát triển PMNM.

 Tạo được một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đặc thù phù hợp với điều kiện và yêu cầu ứng dụng trong nước trên cơ sở PMNM.

 Việc đưa phần mềm nguồn mở vào các trường phổ thông trung học có vai trò như một định hướng nhận thức cho lớp trẻ về bản quyền và sở hữu trí tuệ, hình thành thói quen khai thác kiến thức, đặc biệt là tinh thần sáng tạo khoa học dựa trên nguồn tài nguyên CNTT là phần mềm nguồn mở. Cùng với chương trình “Phát triển nguồn nhân lực về CNTT” và đề án “Phát triển mạng giáo dục”, dự án “Ứng dụng và đào tạo phần mềm nguồn mở” cũng nằm trong kế hoạch triển khai giai đoạn 2006-2010 của hoạt động giáo dục.

 Năm học 2008-2009 được xác định là năm “công nghệ thông tin” của giáo dục nên việc phổ biến những kiến thức, triển khai sử dụng phần mềm nguồn mở trong ý thức cũng như trong hoạt động học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên, quản lý của nhà trường là một hành động mang ý nghĩa xã hội và khoa học sâu sắc.

I.3.   Mã nguồn mở và các nguyên tắc

 Mã nguồn mở (hay còn gọi là nguồn mở) đáp ứng được các yêu cầu nhằm bảo đảm các quyền:

 Quyền sao chép và phân phối các bản sao chép.

 Quyền truy nhập nguồn, điều kiện tiên quyết để có thể cải tiến phần mềm.

 Quyền cải tiến chương trình.

 Nguyên tắc mã nguồn mở:

 Tự do phân phối lại.

 Chương trình phải được cung cấp dưới dạng cả mã và nguồn.

 Sản phẩm dẫn xuất: Những thay đổi và các sản phẩm dẫn xuất đều được phép phân phối lại và hưởng mọi qui định của giấy phép gốc.

 Tính toàn vẹn của mã nguồn.

 Không phân biệt đối xử giữa cá nhân hoặc nhóm người.

 Không phân biệt đối xử theo lĩnh vực sử dụng.

 Người nhận chương trình được hưởng mọi quyền hạn mà không cần một giấy phép khác.

 Từ những đặc điểm nêu trên, có thể khẳng định rằng phần mềm nguồn mở là chìa khoá để chúng ta mở cửa tri thức. Phần mềm nguồn mở có ý nghĩa như thế nào khi được đưa vào chương trình giáo dục? Trong phần II của tham luận này, chúng tôi sẽ phân tích trên cơ sở những tài liệu do nhóm dự án HueCIT – OSS (Open Source Software – Phần mềm mã nguồn mở) của Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu và triển khai.

 II. PHẦN MỀM NGUỒN MỞ - LỢI ÍCH VÀ GIÁ TRỊ ĐỊNH HƯỚNG NHẬN THỨC TỪ TRONG NHÀ TRƯỜNG

II.1. Phần mềm mã nguồn mở - lợi ích hữu hình

 Sử dụng phầm mềm mã nguồn mở, chúng ta sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khổng lồ cho việc mua các phần mềm có bản quyền. Trong điều kiện nguồn ngân sách cho giáo dục nói riêng và phát triển CNTT nói chung chỉ có hạn thì việc ứng dụng PMNM là một lựa chọn tối ưu. Theo số liệu thống kê đến tháng 7 năm 2007, ngành giáo dục Thừa Thiên Huế hiện có 5667 máy tính. Chỉ tính riêng việc mỗi máy cài tối thiểu hai phần mềm là Hệ điều hành Microsoft Windows (giá 96 USD) và phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office 2003 Professional (giá 171 USD) thì số tiền mà ngành giáo dục phải trả cho chi phí bản quyền phần mềm là khoảng hơn 24 tỷ đồng. Trên thực tế, phần lớn các máy tính không chỉ cài hai phần mềm kể trên nên số lượng chi phí bản quyền dĩ nhiên sẽ còn lớn hơn con số đó rất nhiều.

 Khi sử dụng phần mềm nguồn mở, chúng ta sẽ tránh được lỗi vi phạm bản quyền; đồng thời góp phần giảm nhanh tỉ lệ vi phạm bản quyền trong ngành giáo dục nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

II.2. Phần mềm nguồn mở có tác dụng định hướng nhận thức từ trong nhà trường

Những lợi ích về kinh tế mang lại từ việc sử dụng phần mềm nguồn mở là điều có thể nhìn thấy được. Nhưng quan trọng hơn, mang tính bền vững hơn, chính là những thay đổi về mặt nhận thức cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nêu ra đây ba giá trị chủ yếu:

 Nâng cao ý thức về sở hữu trí tuệ: Khác với cách học tập và giảng dạy truyền thống, khi CNTT được áp dụng vào chương trình giáo dục, phương pháp e-learning tạo cho người học một tâm thế chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức từ thế giới mở qua Internet. Song song với khai thác tri thức là việc không ít người, do thiếu nhận thức, đã tải các phần mềm có bản quyền để sử dụng trái phép. Do đó, việc triển khai sử dụng phần mềm nguồn mở là cần thiết trong giai đoạn tin học hóa môi trường giáo dục của chúng ta. Giáo viên cũng như học sinh sẽ tạo dựng cho mình một nhận thức mới: Tôn trọng công sức và trí tuệ của người khác, tuân thủ những nguyên tắc của luật sở hữu trí tuệ. Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, chúng ta cần có sự nhận thức đúng đắn ngay từ đầu của thế hệ trẻ nhằm gây dựng sự tín nhiệm của bạn bè quốc tế.

 Kích thích khả năng sáng tạo: Khi ý thức rõ về giá trị của sở hữu trí tuệ, phần mềm nguồn mở thực sự là môi trường để người sử dụng phát huy khả năng sáng tạo của mình. Rất nhiều ý tưởng có thể được nảy sinh trên nền tảng của các phần mềm nguồn mở. Bên cạnh đó, phần mềm nguồn mở được xem là điều kiện hỗ trợ tối đa để người sử dụng có thể thực hiện ý tưởng của mình.

 Chia sẻ thông tin, hỗ trợ tri thức: Không phân biệt đối tượng, chỉ cần có niềm đam mê tìm hiểu và sáng tạo, phần mềm nguồn mở sẽ làm cầu nối để người sử dụng cùng trao đổi, hình thành các sản phẩm sáng tạo. Xét trên một phương diện khác, tâm lý người sử dụng sẽ không bị gò ép bởi mình đang vi phạm bản quyền, những thông tin trao đổi trong cộng đồng người sử dụng phần mềm nguồn mở sẽ tự do hơn.    

III. PHẦN MỀM NGUỒN MỞ PHÙ HỢP VỚI NHÀ TRƯỜNG

       Sau đây là một số phần mềm nguồn mở trong tin học văn phòng phù hợp với nhà trường nhằm thay thế một số phần mềm thương mại tương tự, cụ thể như sau:

TT

Thính năng

Tên phần mềm

Mã nguồn mở

Sản phẩm tương đương

Bộ tin học văn phòng

1

Ứng dụng văn phòng

OpenOffice

Microsoft Ofice

2

Công cụ chuyển file *.pdf

PDF Creator (tích hợp trong bộ OpenOffice)

Adobe Acrobat

3

Tự điển

StartDict

Tự điển Lạc Việt

4

Quản lý Email

Mozilla Thunderbird

Microsoft Outlook,

Outlook Express

Internet

1

Trinh duyệt Web

Mozilla Firefox

Internet Explorer

 Bên cạnh phần mềm nguồn mở còn có các phần mềm miễn phí. Đây là phần mềm được nhà cung cấp cho dùng không phải trả tiền, có hoặc không có điều kiện. Nó thường là phần mềm nguồn đóng, chỉ dùng ở nguyên dạng được cung cấp. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy những phần mềm sau đây được xem là phù hợp với nhu cầu giảng dạy và  học tập  trong nhà trường:

1. Tạo đề thi trắc nghiệm Examgen

2. Phần mềm hỗ trợ xếp thời khó biểu TKB 3.0

3. Phần mềm soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm

trong quá trình chuyển đổi. Nếu người dùng không được đào tạo để biết những điểm khác biệt thì khi gặp một thao tác không giống với phần mềm thương mại, ngay lập tức người dùng sẽ nghĩ ngay đến việc quay trở lại sử dụng các phần mềm thương mại để khỏi mất thời gian tìm hiểu.

 Đối với học sinh, chúng ta nên có một số phương pháp khác. Một giải pháp chúng tôi đưa ra ở đây là Phát động chương trình tìm hiểu kiến thức về phần mềm nguồn mở nhằm giúp học sinh nắm bắt kỹ hơn, sinh động hơn về một phương tiện CNTT có khả năng hỗ trợ định hướng nhận thức và phát triển tư duy khoa học. Chương trình được triển khai như sau:

 Tổ chức theo quy mô từng cấp: Từ khối lớp học đến cấp trường, mỗi trường chọn đội tuyển để đi thi cấp tỉnh.

 Nội dung thi: Hiểu biết về khái niệm, lợi ích, ý nghĩa xã hội của việc sử dụng phần mềm nguồn mở. Ở mức sâu hơn sẽ tổ chức thi về kỹ năng sử dụng các phần mềm nguồn mở, các sản phẩm sáng tạo của học sinh thông qua việc sử dụng và phát triển phần mềm nguồn mở. Phần thi có nội dung mang tính sáng tạo này nên áp dụng cho các học sinh giỏi, học sinh khối chuyên Tin để làm mô hình thí điểm.

 Để việc triển khai sử dụng phần mềm nguồn mở diễn ra thuận lợi cho toàn ngành giáo dục, trước hết chúng ta cần phải triển khai thí điểm tại một số đơn vị. Từ đó rút các điểm đặc thù trong việc triển khai, các kinh nghiệm, bài học, v.v… Như vậy thì việc triển khai cho các đơn vị còn lại sẽ hết sức thuận lợi.

 Để triển khai áp dụng phần mềm nguồn mở được tốt, công tác này nên được triển khai thành một dự án, có chương trình hành động, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá.

 Bên cạnh việc tự mình giải quyết các vấn đề, nhà trường có thể sử dụng sự hỗ trợ cho hoạt động triển khai cài đặt và tư vấn sử dụng các phần mềm nguồn mở của các đơn vị bên ngoài. Hiện nay, Trung tâm CNTT Thừa Thiên Huế (HueCIT) đã nghiên cứu và áp dụng thành công phần mềm nguồn mở trong các hoạt động văn phòng, nghiên cứu và bước đầu đưa vào sử dụng hệ điều hành nguồn mở Ubuntu Linux. Trong thời gian tới, HueCIT cũng là đơn vị nghiên cứu và triển khai các phần mềm nguồn mở của tổ chức Asianux trong đó Việt Nam là 1 trong 4 thành viên. Ngoài ra, HueCIT cũng đã xây dựng hệ thống tài liệu tham khảo, hướng dẫn sử dụng và các slide đào tạo về sử dụng các phần mềm nguồn mở.

 Với tư cách là đơn vị Công nghệ thông tin chủ lực của Tỉnh, HueCIT sẽ luôn hỗ trợ các đơn vị trong Tỉnh những vấn đề về công nghệ và giải pháp. Dựa trên thực tiễn đã nghiên cứu và triển khai PMNM thành công, chúng tôi tin chắc HueCIT sẽ thực hiện tốt vai trò hỗ trợ công tác đào tạo sử dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động giáo dục của tỉnh nhà.

 

IV. KẾT LUẬN

 Với những ý nghĩa và lợi ích nêu trên, có thể khẳng định rằng phần mềm nguồn mở là một phương tiện phục vụ công tác giảng dạy, học tập và quản lý một cách hữu hiệu mà trước hết là góp phần định hướng nhận thức cho giới trẻ ngay từ khi đang ngồi trong ghế nhà trường. Ngoài ra, Phần mềm nguồn mở còn giúp cho ngành giáo dục tỉnh nhà tiết kiệm được một khoản kinh phí khổng lồ từ việc mua bản quyền phần mềm.

 Việc thay đổi thói quen sử dụng không hợp pháp các phần mềm có bản quyền là điều không dễ dàng và không thể thực hiện một cách nhanh chóng. Vì vậy, hướng triển khai sử dụng phần mềm nguồn mở trong ngành giáo dục dưới dạng các chương trình, dự án cụ thể là hướng đi đúng đắn cần được đầu tư và triển khai mạnh hơn.

L.V.D - L.V.C - H.T.N.D - T.T.H.N

Các tin khác