1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tản mạn về trư dược ẩm thực

TẢN MẠN VỀ TRƯ DƯỢC ẨM THỰC

PHAN TẤN TÔ

Mừng xuân Đinh Hợi, năm cầm tinh con heo, lòng ta hân hoan chào đón bác trư và cũng hoài niệm đôi điều về bác. Đó là việc săn sóc con heo tiết kiệm, được mẹ tập tành cho lẽ sống cần kiệm. Đó là chuyện cái thủ lợn, phẩm vật quan trọng trong tế lễ, cúng cấp... đã đi vào văn học. Và những ai đã sống qua thời bao cấp khó có thể quên chuyện đầu tắt mặt tối nuôi heo, hay việc dùng tem phiếu mua thịt heo, nhất là vào dịp lễ, Tết.

Nhưng đàm đạo xuân này, có lẽ nên bàn về giá trị ẩm thực trị liệu của thứ lục phủ ngũ tạng bác trư, những thông tin khá thú vị.

* Cháo lòng, thập toàn bổ dưỡng: Cháo lòng Huế phải nấu sao cho gạo không nát tuế, nước cháo phải trong, lòng nhiều vị, mùi thơm ngon.

Chữ “Lòng” ở đây bao gồm nhiều thứ: lòng già, lòng non, tim, gan, cật, phổi, phèo…Theo Đông y, mỗi thứ có một tác dụng trị liệu theo nguyên tắc “dĩ hình bổ hình” (lấy hình bổ hình) hay “tạng khí liệu pháp” mà dân gian quen nói “ăn chi bổ nấy”.

* Lòng già: dùng phần trực tràng, đoạn cuối, chữa đại tiện ra máu.

* Lòng non: chữa đau bào tử kinh niên, khát nước, tiểu nhiều.

* Nội trường: trị chứng hậu sản, phụ nữ trong bụng có nổi cục hơi hay di chuyển, đau nhức.

* Huyết heo: bổ máu, bổ sung chất sắt cho cơ thể. Sách Trung dược học bản thảo (TQ) chép: Huyết heo có thể sinh huyết, trị bạo khí (khí độc hại), chướng khí (khí độc rừng núi), trúng phong, hoa mắt chóng mặt.

Huyết heo có thể thanh trừ tốt chất bẩn nếu phổi hít phải những khí ô trọc. Cho nên ăn vị này rất lợi cho những người làm nghề dạy học, hớt tóc, lò xi măng, vệ sinh môi trường.

* Gan heo: bổ gan, sáng mắt, trị chứng gan hư, phù thủng

* Tim heo: bổ tâm, trị chứng hay giật mình hồi hộp, người hay lo âu vô cớ, chỉ gặp điều gì lo sợ là tim đập thình thịch, mất ngủ, ngủ không yên giấc.

Tu hủ (Dạ dày heo): bổ trung ích khí, làm tan chứng tích tụ, chữa viêm dạ dày, đại tràng.

Phổi heo: Sách Bản thảo cương mục viết: Phổi heo trị phổi hư, ho, khạc ra đờm máu.

• Cật heo (thận heo) có tác dụng tựa cật dê, bổ thận tráng dương, trị chứng thận hư tai lùng bùng, đổ mồ hôi sau khi sinh.

• Cà heo (tinh hoàn) là thức ăn của các nhà dưỡng sinh, bổ thận, trị chứng tinh lãnh bất dục, chứng suy nhược ở người già.

• Lách heo: bổ tì, trị tiểu đường, bệnh xích bạch, quyết phong (sắc mặt, tay chân có đốm màu trắng, ra ánh sáng mặt trời đổi thành hồng)

Óc heo: bổ não, trị chứng thiếu máu ở não gây chóng mặt xâm xoàng, nhất là ở phụ nữ sau khi sinh, chứng suy nhược thần kinh ở người già.

Như vậy, dùng một bát cháo lòng thật là hữu ích cho sức khoẻ

* Tuỷ heo, thuốc dưỡng nhan sắc: Sách bản thảo cương mục cho rằng: tuỷ heo bổ não, điều tuỷ, bổ xương sống, trị ho lao, giúp khung xương phát triển tốt.

Tuỷ còn có tác dụng làm tươi nhuận dung nhan. Phụ nữ dùng vị này làm cho da bớt nếp nhăn, dùng lâu da dẻ đẹp ra.

Danh y Hải Thượng Lãn Ông rất trọng dụng tuỷ sống heo. Trong sách Y tông tâm lĩnh có đoạn: “Tuỷ sống heo tuy là vật tầm thường, người ta coi rẻ. Tôi thường đem nó để giúp cho thuốc bổ âm. Cái công năng của nó có thể thay thế Lộc nhung, để bổ dưỡng chân âm, bù đắp tinh tuỷ mạnh lưng gối, trị chứng sốt âm. Chất thuốc tuy tầm thường mà công hiệu cao. Nên sử dụng cho các chứng hư yếu, kém sức, có thể đắc lực. Thật là của báu trong tủ thuốc”.

Những chứng đau lưng, thoái hoá cột sống, thần kinh tọa ăn vị này cùng với thuốc cũng rất tốt.

* Canh lách heo trị tiểu đường. Lách heo còn gọi là tuỵ heo, người Quảng Đông (TQ) gọi là Trư hoành lợi (như cái lưỡi nằm ngang), dân gian gọi là lá mía.

Dùng lách heo 1 cái, râu bắp 20g, nấu canh ăn hàng ngày.

Đây là nghiệm phương của Trung y chữa bệnh Tiêu khát (Đái đường). Theo Đông y, bệnh do chức năng tạng tì rối loạn. Cần phải bổ tì theo phương cách tạng khí liệu pháp. Sách Tân Tân hữu vị đàm (TQ) cho biết, ăn canh này chừng 3-7 ngày có thể hết đường trong nước tiểu, có giá trị như tiêm Insulin, nhưng không độc hại. Tuy nhiên, muốn trị tận gốc phải uống kèm thuốc bắc theo hướng dẫn của lương y, từ một năm trở lên.

Trư dược ẩm thực trị liệu nếu kể còn dài dài. Hoài niệm và ước vọng là cảm xúc ngày Tết. Năm mới chúc nhau An khang, bạn nên tìm hiểu và dùng những vị trư dược trên đây.

Và nhân dịp xuân về cũng nên nâng cốc mời nhau một li rượu xuân bổ thận tráng dương. Rượu ngâm các thứ cật heo, cà heo, trư dương cùng với thuốc bắc: Ba kích, Nhục thung dung, Kim anh tử, Câu khỉ, Đổ trọng, Dâm dương hoắc…để được dồi dào sinh lực mà thưởng xuân, sống vui với đời.

P.T.T

Các tin khác