1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tản văn

HƯƠNG NGOẠI

LÊ TRỌNG VẼ

1. Từ đầu hôm, khi nghe mẹ cho đi giỗ ông ngoại, tôi trằn trọc không sao ngủ được. Gà gáy, mẹ tôi dậy, tôi cũng lồm cồm dậy theo. Cái se lạnh của mùa thu, quyện lẫn trong cái nồng ấm của bếp lửa hồng làm tôi tỉnh hẳn. Khi mẹ tôi mở nắp vung của cái xững hấp bánh su sê, trong làn hơi nghi ngút, một mùi hương dịu ngọt, êm đềm làm tôi ngây ngất. Từng cái bánh trắng muốt với nhụy vàng căng phồng ngọt ngào, thơm lựng hòa lẫn trong mùi hương dịu dàng của lá dứa chín, nhè nhẹ đánh thức tất cả vị giác của tôi. Mẹ tôi chậm rãi hơ lửa tàu lá chuối non, rồi nhẹ nhàng gói những chiếc bánh vuông vắn vào. Khi tôi được mẹ “xin phép ông ngoại”, quẳng cho một chiếc bánh bị xì ruột, tôi mới thấy hết cái ngọt ngào, tinh khôi của chiếc bánh mẹ tôi trang trọng làm để cúng ngoại. Không biết cái dư hương quyến rũ ấy hay tình cảm của mẹ tôi dành cho ngoại mà cái mùi bánh chín tới đó, mặc dù nó không phải là thứ đặc sản của quê ngoại, cứ day dứt tôi đến tận bây giờ mỗi khi nhớ về ngoại.

2. Quê ngoại tôi xa lắm. Tôi lúp xúp chạy theo chân mẹ lúc trời mờ sáng, từ khi những hạt sương nhỏ li ti long lanh trên mạng nhện trên những bụi hóp dọc đường tan dần cho đến khi xuất hiện những chú tắc kè đầu đỏ hỏn, ngúc nga ngúc ngưởng, trừng mắt nhìn mặt trời mà tôi vẫn chưa thấy quê ngoại tôi đâu. Càng đi tôi càng thấy lạ. Cái gì cũng khác quê nội tôi. Đường làng tôi trông có vẻ ngay ngắn, sạch sẽ hơn với hàng rào chè tàu nhà ai cũng cắt tỉa cẩn thận; còn ở quê ngoại tôi, hai bên đường là những bụi hóp mọc lô nhô xen lẫn với những cây dứa dại ngả nghiêng. Và, trên con đường ngoằn ngoèo đó là những đống phân trâu, bò bốc lên cái mùi khai hăng hắc. May mà sau đó, trước khi qua chiếc cầu “tréo” lắc lư ở Xóm Sen, con đường dần hẹp lại, cây dại hai bên mọc chiếm cả lối đi, có một mùi hương nồng nàn, sực nức, lan tỏa từ những chiếc hoa to màu vàng chuối chín, mà mẹ tôi gọi là hoa úp đọi, mọc dọc theo hai bên đường, làm tôi dễ chịu và quên ngay cái mùi khó chịu trước đó.

Sau này mới biết, những hồi ức của tôi không hoàn toàn chính xác. Tôi thường ghép cái nọ với cái kia. Đoạn đường băng qua trảng cát rát bỏng cả bàn chân ở quê bà ngoại Bến Đá lại nối liền một cách dễ dàng với đoạn đường êm ái, mát mẻ lát bằng lá tre mục ruỗng đã lâu ngày ở quê ông ngoại Hà Lỗ. Nhưng đi đường nào, về quê của ông hay ra quê của bà, kể cả sau này, mỗi khi lang thang trên một vùng quê nào khác, tôi vẫn như ngửi thấy cái mùi dân dã, chân quê, vừa khó chịu vừa quyến rũ của quê ngoại như mang sẵn bên mình.

3. Rồi chiến tranh. Tôi gần như không còn có dịp về quê ngoại nữa. Ở vùng quê, những ngày bom đạn, cây cối trống trơn, tôi mới biết quê ngoại cũng không xa quê nội mấy. Hôm đó, mẹ tôi ngồi ở bậu cửa, mắt nhìn đăm đăm về phía đám khói đen bốc cao với tiếng máy bay gầm rú, nước mắt giàn giụa. Quê ngoại bị dội bom. Trong đám khói mịt mù, gió mang theo cả tàn than quyện lẫn mùi khét lẹt, chết chóc bay đến tận quê nội tôi. Ngồi bên cạnh mẹ, tôi tưởng tượng ngôi nhà ngoại mới làm, với hàng cột bằng mít nài treo lủng lẳng những bó lá chuối khô đang bốc cháy rần rật. Con heo nái của mợ Bê quá mập, không chạy kịp ra khỏi chuồng cũng đang chết cháy, mồm hả hông hốc, bốn chân co quắp, nứt nẻ, mỡ trào ra ngoài, cháy nổ lách tách, mùi vừa thơm vừa khét. Chẳng hiểu sao, lúc đó tôi chỉ nghĩ đến con heo nái có bầu phải chết tội nghiệp, nên òa lên khóc. Mẹ ôm tôi vào lòng, xoa xoa đầu an ủi.

4. Hòa bình trở lại. Cái ước mơ cháy bỏng hồi nhỏ được về thăm quê ngoại rồi cũng nhạt nhòa dần. Cứ lần lữa, tôi vẫn chưa một lần về thăm quê ngoại. Có nhiều lý do tôi tự giải thích với mình: Bà con thân bên ngoại không còn ai ở đó nữa, tôi thì quá bận rộn theo cuộc mưu sinh cơm gạo áo tiền... Rồi dần dần, tôi không còn cảm thấy xót xa khi quá lâu mà vẫn chưa một lần quay trở lại nơi mà tôi hằng mong ước, dẫu rằng những kỷ niệm xưa cũ vẫn rộn ràng, đau đáu bên mình mỗi khi bị đánh thức.

Bỗng đâu, một hôm, trong giấc mơ muộn màng về sáng, tôi lại thấy tôi đang tung tăng nô đùa cùng đám bạn mới quen có mái tóc vàng hoe cháy nắng ở vạn chài bên nhà mợ Viên. Rồi tôi chạy vội về nhà ông Giám, thò tay vào đống rơm to đùng giữa sân, bắt ra những con chim đỏ hỏn, bụng to phình và thấy rờn rợn, nhồn nhột đầu lưỡi khi nhai gạo mớm ăn cho chúng. Và nữa, bên cái giếng nhỏ múc nước không cần dây gàu ấy, tôi băng xuống con mương nhỏ, nước chảy từ đền Bà Mẫu xuống, bắt mấy con cá ma ma quanh quẩn bên gốc dứa dại và đã giẫm nát cả đám môn nước, khiến bà gì đó, tôi không nhớ tên, mắng cho... đến khi tỉnh giấc.

Ôi! Cái giấc mơ chập chờn và chắp nhặt ấy đã đập mạnh vào tâm trí tôi đến sững sờ. Mấy hôm sau, tôi quyết định rủ đứa con trai cùng đi về quê ngoại.

L.T.V

Các tin khác