1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trang trí hoa văn

TRANG TRÍ HOA VĂN

TRÊN ĐỒ GỖ CỦA NGƯỜI TÀ ÔI

TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

Trường THPT A Lưới

Cùng với điêu khắc và kiến trúc, trang trí là thể loại thuộc nghệ thuật tạo hình của người Tà Ôi. Trang trí hoa văn của họ được thể hiện phong phú trên nhiều mảng như trên vải Dzèng, trên đồ đan và trên đồ gỗ...

Nhìn vào các kiểu thức trang trí này, chúng ta sẽ thấy được cái đặc sắc, sự công phu, tỉ mỉ đạt đến một trình độ tư duy cao mà các nghệ nhân Tà Ôi đã khéo léo thể hiện, nhằm bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ trước môi trường tự nhiên và xã hội.

Để tăng thêm tính hấp dẫn, tính thẩm mỹ của những hoa văn chìm nổi trên các tác phẩm ở đồ dệt, đồ đan và đồ gỗ, các nghệ nhân đã biết pha chế và dùng những chất liệu màu đặc trưng để tạo hình. Các chất liệu màu được người Tà Ôi sử dụng nhiều nhất trong trang trí hoa văn là màu đỏ, màu đen, màu vàng và màu xanh…

… Trong quá trình trang trí, chỉ có đồ gỗ được quét màu lên các hình đã vẽ sẵn, còn lại hoa văn trên đồ vải và đồ đan đều phải qua quy trình nhuộm màu.

Đối với đồ vải mà nhất là vải Dzèng, sau khi xe sợi xong, người ta cho sợi vào các chum, nếu đen thì ngâm vào chum có nhiều nước cây Tarơơm và vỏ xoắn ốc đậm đặc ngâm nhiều ngày, cứ tối ngâm sáng vớt cho đến khi sợi đen thẫm mới đem ra phơi nắng liên tiếp 3 ngày. Sợ phai mất màu, người ta dùng nước củ nâu giã nhuyễn cho vào các chum nhuộm đó. Còn muốn có màu xanh thì vẫn ngâm tương tự như màu đen với dung dịch loãng hơn. Muốn có màu vàng thì  vải sợi phải được nấu chung với rễ cây đằng đằng, nấu khoảng 2 giờ đồng hồ, khi nước màu vàng ngấm vào sợi thì vớt sợi ra phơi nắng hai ngày là được. Phẩm đỏ được khuấy đều, bỏ sợi vào cùng và đun thật sôi khoảng chừng 1 giờ đồng hồ rồi đem phơi khoảng 1 ngày sẽ có màu như ý muốn.

Còn đối với đồ đan ở đây phổ biến nhuộm màu là khi đan chiếu và gối. Sau khi lấy cây dứa rừng (Alớ) về, các cụ bà Tà Ôi tước nhỏ nó ra, rửa sạch rồi phơi khô, đến khi các lá dứa ngả sang màu trắng thì cuộn tròn từng lọn nhỏ, muốn có màu gì thì cách ngâm giống như nhuộm vải vậy. Song ở đây, loại chiếu và gối Ânchá chỉ dùng được 3 màu, đó là xanh, đỏ và vàng sau này bà con còn sử dụng thêm màu tím.

Trang trí trên đồ gỗ là một thể loại nghệ thuật tương đối dễ thể hiện, dễ diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của người nghệ nhân, các đường nét phóng khoáng, tự do hơn, nó không bị gò bó hay hạn chế như các quy cách trang trí hoa văn trên nền vải và trên đồ đan. Ở đồ gỗ trên các vách nhà, cột lễ đâm trâu, tủ giường, bàn ghế họ thường sử dụng các loại hoa văn chủ yếu sau:

Cột dùng trong lễ đâm trâu được kết hợp nhuần nhuyễn giữa điêu khắc và hội hoạ trang trí, nó trở thành một biểu tượng có giá trị về mặt tôn giáo và tín ngưỡng. Người Tà ôi thường tạc trên đỉnh cột lễ các hình đầu thú như: dê, trâu, có các hàng răng cưa tạo nên ý nghĩa của sức mạnh tập thể, những đường gấp khúc có độ biên hẹp mà đồng bào gọi là biểu tượng của hình cây chông. Hình ảnh của các hàng chông nhọn sắc rải rác xuất hiện trên nhiều cột lễ đâm trâu của người Tà Ôi, theo một bố cục hợp lí vừa bảo đảm kỹ thuật, vừa thể hiện mỹ thuật, đồng thời mang ý nghĩa sâu sắc khi chúng ta nhìn vào cách trang trí này.

Bên cạnh đó, mô típ hoa văn hàng rào cũng xuất hiện ở các cột lễ đâm trâu, là những đường thẳng đan chéo nhau hoặc những đường thẳng song song, giữa các đường thẳng là những mô típ hoa văn của một số loài hoa rừng đan xen vào làm cho phần trang trí thêm sinh động, phong phú và tươi tắn hơn.

Các loại hình cây “đoác” cũng xuất hiện trên cột lễ đâm trâu, với những đường nét thô sơ đầy tính ước lệ, người Tà Ôi đã đưa cây “đoác”  vào ở đây nhằm để tôn vinh một thứ nguyên liệu tạo nên chất men cho cư dân bản địa. Rượu “đoác” rất ngon dùng để làm nước giải khát trong những lần đi rừng, để tiếp khách và trong các lễ hội.

Nhìn vào cột lễ đâm trâu của người Tà Ôi, chúng ta sẽ thấy ngay  bức tranh kinh tế lấy nương rẫy làm chủ đạo. Những đặc sản của núi rừng mà họ có, những thành quả lao động, kinh nghiệm quý giá trong cuộc sống ứng xử với hai môi trường tự nhiên và xã hội được bài trí trên cột lễ. Tất cả những điều này chứng tỏ rằng, người Tà Ôi có lối sống ưa thể hiện hết ra bên ngoài để hoà hợp với thiên nhiên cũng như để các dân tộc cận cư khác biết để trao đổi về mặt văn hoá và kiến thức bản địa.

Ở vách nhà của người Tà Ôi, chủ yếu là vách nhà Rông, họ thường chạm khắc, vẽ các hoa văn như con thằn lằn mang ý nghĩa ngăn chặn cái xấu, cái ác, sự uế tạp; hoa Pirchoonh, cây rau rớn với ý nghĩa là nguồn lương thực dễ kiếm; hình con rồng (thần Tudê), mặt trăng, mặt trời với ý nghĩa tạo mối quan hệ tương hoà Trời - Đất; hình con voi, hình con khỉ, con cọp, con gấu tượng trưng cho nền kinh tế săn bắn và hái lượm; hình con gà trống mong được đánh thức để đi làm, con gà mái mong sự đông đúc sum vầy của dòng họ, gia tộc. Phía bên trong ngôi nhà là sự bày biện của những tấm da thú, đầu thú hàm răng lợn rừng để chứng tỏ sức mạnh của cộng đồng làng.

Với sự sáng tạo của các chủ nhân, trên các vật dụng đồ gỗ họ còn chạm trổ hình cây chuối, cây dứa, con trâu, con lợn, con gà, con dê, bếp lửa để phản ánh cuộc sống quen thuộc của họ.

Với các sắc màu chủ yếu là sơn, quét nhưng hoa văn trên đồ gỗ lại có những đường nét phóng khoáng, tự do hơn, nó không bị gò bó hay hạn chế như các quy cách trang trí hoa văn trên nền vải và đồ đan. Người Tà Ôi đã gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực trang trí hoa văn trên đồ gỗ bằng các đợt những nghệ nhân Tà Ôi tham gia Festival Huế và họ rất tự hào về nghệ thuật truyền thống của mình. Những ngôi nhà Rông, các tượng nhà mồ và đặc biệt là cột lễ đâm trâu đã in dấu ấn văn hoá bởi các kiểu thức trang trí tuyệt vời.

Ngày nay, có nhiều dự án bảo tồn và phát triển nghề dệt Dzèng, đan lát và điêu khắc của người Tà Ôi đang được thực hiện. Đó là một tín hiệu vui để những chủ nhân của nó có dịp trổ tài dệt cửi, chèn hoa văn, vẽ hoa văn, chạm trổ những đường nét mang hơi thở văn hoá của dân tộc mình, sánh cùng với các phức hệ hoa văn khác trong cộng đồng văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam.

T.N.K.P

Các tin khác