1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trong con còn một người Thầy

“TRONG CON

CÒN MỘT NGƯỜI THẦY”

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Đã là thầy giáo, cô giáo ai cũng có nhiều thế hệ học trò. Trong nhiều thế hệ học trò đó, có em đã để lại cho thầy cô giáo nhiều cảm tình. Ngược lại học trò khi đã chuyển lớp hoặc đã ra đời, thành đạt cũng rất có ý thức “tôn sư trọng đạo” đối với những thầy cô giáo đã tận tâm dạy mình khi xưa. Đó là nỗi niềm vui sướng của nghề nhà giáo. Cái gì đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người học trò cũ của mình vậy? Theo tôi ngoài tư cách đạo đức của người thầy còn có một yếu tố quan trọng nữa mà người học trò cũ của mình khó quên, đó là phương pháp dạy học và kiến thức sâu rộng của người thầy.

Sinh thời, giáo sư Nguyễn Đình Tứ (nguyên Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) đến mừng thọ 70 tuổi thầy học cũ dạy Toán của mình đã nói rằng: “Em không nhớ gì hơn là nhớ cách dạy của thầy”. Còn giáo sư Văn Như Cương cũng có lần đã nói lời ân nghĩa đối với thầy giáo cũ dạy ở bậc đại học như sau: “Kính thưa thầy! Em nghĩ rằng thầy đã có niềm hạnh phúc lớn nhất của một nhà giáo có nhiều học trò nối nghiệp, song em cũng bái phục lạy thầy mà nói rằng: Thầy có cách dạy Toán mà em đã phấn đấu gần cả cuộc đời vẫn chưa theo được!”

Đơn cử hai ví dụ trên để thấy rằng phương pháp dạy học của người thầy đã để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai mờ của các thế hệ học trò. Hiện nay ngành Giáo dục và đào tạo đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đó là phương pháp hướng dẫn cho học sinh biết suy nghĩ, làm việc một cách độc lập và nắm được cơ sở lĩnh vực mình đang hoạt động ở trên lớp cũng như tự học ở nhà, thì chắc chắn các em sẽ tìm ra con đường đi cho mình. Do đó phát triển năng lực tư duy độc lập và óc phê phán, phân tích, luôn phải đặt ở vị trí hàng đầu trong giảng dạy, học tập; chứ không phải đơn thuần chỉ là việc truyền đạt thu nhận kiến thức giữa thầy và trò, cái mà A. Einstein cho đó là một mớ “chết cứng”. Làm được như vậy, khi rời ghế nhà trường, các thế hệ học sinh vào đời sẽ là những người năng động, sáng tạo, có năng lực tự học. Khi tìm hiểu về sách giáo khoa và phương pháp dạy học hồi đầu thế kỷ XX của trường Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) giáo sư sử học Chương Thâu đã viết đại ý như sau: “Số người theo học ngày càng đông có đến vài ngàn, vì trường có một phương pháp dạy mới đã đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của học sinh: học bằng cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi… rồi cho phép học sinh tha hồ phản biện, bàn bạc, thảo luận, đối đáp tự do… vì học để cứu nước, để chấn hưng văn hoá – xã hội…” Giáo sư Hoàng Tuỵ từng nói về hậu quả phương pháp thuyết giảng đối với học sinh được đào tạo hiện nay chỉ là “những mẫu người ngoan ngoãn nghe lời, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hoạt động, hơn là biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm”…

Lời “tự sự” của anh K.L, nguyên là một học sinh chuyên toán, viết về những người thầy xưa mà anh mang ơn (Tạp chí Tia Sáng số 18 ngày 20-9-2006). Sau khi thuật lại những cảm nghĩ của mình đối với các thầy cô giáo cũ, anh thổ lộ: “Tôi có cảm giác rằng để sống và làm người cho tử tế, tối đã học được rất nhiều từ hai người thầy dạy Văn và Hoá kể trên, dù rằng các thầy đó không hề dạy tôi những chuyên môn cụ thể mà tôi đang làm hàng ngày. Người thầy dạy Văn đó không ồn ào và chắc ông cũng không kỳ vọng vào sự yêu văn học của lớp học sinh chuyên toán. Nhưng ông đã đem hết sức mình để chúng tôi biết về tình yêu quê hương đất nước, yêu cái đẹp, yêu sự học mãi và vun đắp những hoài bão…”. “…Còn người thầy dạy Hoá thì đã chỉ cho chúng tôi thấy cuộc đời có thể nhiều “ngang trái”, nhưng cần học nữa để vươn lên, không chỉ học kiến thức, mà học cả cách sống. Ông động viên tôi và làm cho tôi sáng tỏ rằng cái “danh” ở đời nhiều khi là hư ảo, rằng tài năng thực sự đòi hỏi rèn luyện nhiều phẩm chất để cống hiến”… Khi nghĩ về các thầy cô giáo cũ, anh K.L đã “xếp loại” những người thầy như sau:

- Người thầy trung bình chỉ biết nói.

- Người thầy giỏi biết giải thích.

- Người thầy xuất chúng biết minh họa.

- Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.

Từ đó, anh K.L đi đến kết luận rằng trong phương pháp giảng dạy thì người thầy phải biết truyền cảm hứng và lòng tận tâm. “… Truyền “cảm hứng” cho học sinh yêu thích môn mình dạy là điều khó nhất trong nghề nhà giáo”. Một nhà thơ ở Hải Phòng, sau 40 năm gặp lại người thầy giáo cũ, đã bộc lộ bằng một bài thơ, trong đó có đoạn cuối:

“Gió Lào đêm lật ngược mái tranh

Chim lợn choéc, mở sách ra chẳng ngủ

Vượt thác ghềnh qua bao mùa lũ

Bốn mươi năm con được gặp thầy

Trời còn đây

Đất còn đây

Trong con còn một người thầy

Thầy ơi!...”

(Nguyễn Lâm Cẩn – trích tập thơ “Đêm Trắng”. NXBĐT - 2001)

Nhân ngày 20-11, ngày “Nhà giáo Việt Nam”, chúng ta xin chúc các thầy cô giáo hãy cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền “cảm hứng” cho các lứa học sinh thân yêu, tặng khi họ trưởng thành vẫn còn nhớ mãi “trong con còn một người thầy”.

Huế, 20-11-2007

N.T.C

Các tin khác