1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Từ ô dạ đề của Bạch Cư Dị

TỪ Ô DẠ ĐỀ CỦA BẠCH CƯ DỊ

VĨNH BA

Trong chương trình Ngữ văn 7, học sinh được học nhiều thơ âm Hán Việt của các thi sĩ Trung Hoa. Đó là một nỗ lực đáng ghi nhận, giúp các em bước đầu tiếp cận với một nền thi ca vĩ đại có ảnh hưởng không ít lên nền văn hóa nước ta. Tuy nhiên, việc chọn lựa tác phẩm nào nên giới thiệu với học sinh còn cần nhiều trao đổi.

Chúng tôi xin giới thiệu một bài Đường thi của một thi sĩ nổi tiếng Trung Hoa mà theo thiển nghĩ của chúng tôi là có thể thay thế các bài thơ dài và khó dạy khác: Từ ô dạ đề. Có ba lí do:

1. Tư tưởng nhân văn trong bài Từ Ô dạ đề vừa tầm suy nghĩ của lứa học sinh còn nhỏ tuổi của khối 7 (12 tuổi).

2. Các thành tựu nghệ thuật của thi pháp trong bài này phù hợp với chương trình Tiếng Việt 7 (phương thức biểu đạt, thủ pháp nghệ thuật…)

3. Bạch Cư Dị là một nhà thơ Trung Hoa tên tuổi không kém Đỗ Phủ, Lí Bạch,… Bài Từ Ô dạ đề của Bạch Cư Dị là một bài thơ hay.

Từ Ô dạ đề

Từ ô thất kỳ mẫu

Á á thổ ai âm

Triêu dạ bất phi khứ

Kinh niên thủ cố lâm

Dạ dạ dạ bán đề

Văn giả lệ triêm cân

Thanh trung như cáo tố

Vị tận phản bộ tâm

Bách điểu khởi vô mẫu

Nhĩ độc ai oán thâm

Ưng thị mẫu từ trọng

Sử nhĩ bi bất nhâm

Tích hữu Ngô Khởi giả

Mẫu một tang bất lâm

Ta tai tư đồ bối

Kỳ tâm bất như cầm

Từ ô phục từ ô

Điểu trung chi Tăng Sâm

 

QUẠ HIỀN KÊU ĐÊM

Quạ hiền mất mẹ rồi

Óa óa tiếng bi ai

Sớm tối quanh rừng cũ

Một bước không hề rời.

Đêm, nửa đêm kêu khóc

Người nghe lệ tuôn rơi

Tiếng gào dường than thở

Chưa đền ơn mớm mồi.

Trăm chim há không mẹ?

Quá xót xa mình ngươi

Ơn mẹ nặng thật đấy

Khiến người buồn khôn nguôi.

Xưa có tướng Ngô Khởi

Tang mẹ chẳng đoái hoài

Ngán thay lũ cuồng dại!

Tâm chẳng bằng chim trời.

Quạ hiền ơi quạ hiền

Chim Tăng Sâm là ngươi!

(Vĩnh Ba dịch)

Để giới thiệu rõ ràng hơn bài thơ trên, chúng tôi phác thảo một cách khai thác văn bản này theo tinh thần sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy hiện đang được Bộ Giáo dục cho lưu hành để tiện trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Đối tượng mà phần này nhắm đến là học sinh khối 7.

I. CHÚ THÍCH:

1. Từ ô: con quạ hiền; Thất: mất; Kỳ mẫu: mẹ của nó; Triêu dạ:

sớm tối; Kinh niên: trải qua nhiều năm; Văn giả: người nghe; Triêm cân: ướt cả khăn; vị tận: chưa hết; Phản bộ tâm: trả lại cái công mớm cơm của mẹ khi nuôi con, ở đây muốn nói đến cái ơn đút mồi của chim mẹ. Ưng thị: đúng là; Bi bất nhâm: buồn khôn xiết; Tư đồ bối: bọn người ấy.

2. Ngô Khởi: Một tướng tài thời Chiến Quốc, người nước Vệ. Ngô Khởi có vợ là con gái quan Đại phu Điền Cư nước Tề. Về sau Ngô Khởi đầu quân cho Lỗ Hầu, nên giết vợ cắt đầu nạp cho Lỗ hầu để chứng tỏ lòng trung (sát thê cầu phong). Ngô Khởi còn có các hành động không tốt khác như không về chịu tang mẹ,… tượng trưng cho hạng người hữu tài vô hạnh. Vì thế, Ngô Khởi bì thầy Tăng Sâm đuổi không cho làm học trò nữa. Dù với tài năng xuất chúng, Ngô Khởi rất giỏi về binh pháp (Binh pháp Tôn Ngô) nhưng kết cục đời của Ngô Khởi cũng đầy thất bại. Ngô Khởi sau lại bỏ Lỗ theo Ngụy, rồi bỏ Ngụy theo Sở và chết tại nước Sở cùng với Sở Niệu Vương khi nước này có loạn.

3. Tăng Sâm: Một trong số các học trò giỏi của Khổng Tử, nổi tiếng là người có hiếu với mẹ. Theo quan điểm của Nho giáo, một người có hiếu thì không thể phạm bất kì một tội ác nào. Ta thường thấy câu đối “Bách hạnh hiếu vi tiên” (Hiếu là cái đứng đầu trong trăm đức hạnh của con người) ở các từ đường là các người treo muốn nói đến ý này.

II. DỊCH NGHĨA: QUẠ HIỀN KÊU ĐÊM

Con quạ hiền mất mẹ nên kêu khóc óa óa thật bi ai. Từ sáng đến tối nó chẳng bay đi đâu, cứ quanh quẩn ở khu rừng cũ. Cứ mỗi nửa đêm nó kêu gào thảm thiết khiến ai nghe cũng buồn thương mà chảy nước mắt đến ướt đẩm cả khăn. Tiếng kêu của nó dường như muốn nói lên nỗi buồn đau chưa đền trả ơn mẹ mớm mồi ngày thơ. Trăm loài chim há con nào lại không có mẹ nhưng chỉ riêng người quá sức ai oán. Đúng là bởi ơn mẹ quá nặng khiến người không xiết đau buồn. Ngày xưa có tên Ngô Khởi, mẹ mất không chịu về chịu tang. Ngán thay cái bọn đó vì tâm của chúng chẳng bằng loài chim. Quạ hiền ơi quạ hiền! Ngươi chính là Tăng Sâm của loài chim.

III. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Nội dung: Ý thức lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha và công lao khó nhọc của cha mẹ khi nuôi nấng con cái.

- Hình thức: Thi pháp Ngũ ngôn trường thiên. Phương pháp nhân hóa (hình tượng chim quạ). Nghệ thuật so sánh để khắc họa ý tưởng (Tăng Sâm và Ngô Khởi).

- Ngôn ngữ: Làm quen với một số từ Hán Việt thông dụng. Tích hợp với bài tập làm văn biểu cảm về sự vật, con người hay tác phẩm văn học.

IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý:

1. Cuộc đời của Bạch Cư Dị, chú ý đến chi tiết có tài, thành đạt nhưng cương trực và hiếu thảo của ông.

2. Hình tượng Ngô Khởi, chú ý đến cách cư xử tàn nhẫn đối với người thân như vợ và mẹ và kết cục không ra gì của đời y.

3. Hình tượng Tăng Sâm, chú ý đến gương hiếu thảo của ông.

4. Hình tượng chim quạ than khóc, chú ý đến nghệ thuật nhân hóa và so sánh cụ thể với Ngô Khởi và Tăng Sâm.

V. GỢI Ý TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Qua tiêu đề bài thơ ta thấy có gì độc đáo? Gợi ý: Quạ lại kêu về đêm, có một điều khác thường nhằm nhấn mạnh đến mức độ sâu sắc của nỗi buồn mất mẹ.

2. Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ. Gợi ý: 5 phần

a. Khổ 1: Tự sự, trình bày tình cảnh, nội tâm và hoạt động của con quạ khi mất mẹ. (Chú ý câu Sớm tối quanh rừng cũ)

b. Khổ 2: Biểu cảm qua tự sự, kể rõ hơn về hành vi của con quạ hiền và cảm nghĩ, cảm xúc của người nghe tiếng quạ kêu vào nửa đêm.(Chú ý thời gian và suy nghĩ của người nghe khi tìm nguyên nhân của nỗi u buồn đó: thương nhớù, kính yêu mẹ vì nhớ công lao của mẹ cho bú mớm bây giờ mới khôn lớn mà không còn mẹ để báo đáp).

c. Khổ 3: Biểu cảm trực tiếp, hiểu nguyên nhân và thông cảm với nỗi u buồn của con quạ hiền bị mất mẹ. (Chú ý câu hỏi tu từ: Trăm chim há không có mẹ?)

d. Khổ 4: Biểu cảm trực tiếp, suy nghĩ của người nghe, đối chiếu với thực tại nhân sinh. (Chú ý sự liên tưởng tới Ngô Khởi qua câu Tâm chẳng bằng chim trời)

e. Khổ 5: Biểu cảm trực tiếp, kết luận của người nghe về nhân vật chính của bài thơ: con quạ hiền. (Chú ý câu Chim Tăng Sâm là ngươi).

3. Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ về con quạ, về Ngô Khởi và về lòng hiếu thảo và bổn phận làm con cái đối với cha mẹ ngay cả khi cha mẹ còn sống.

4. Em có đồng ý với kết luận của nhà thơ qua hai câu thơ cuối không? Sự ví von đó đã làm tăng giá trị biểu cảm của bài thơ như thế nào? Gợi ý: Xem loài vật như con người và có tính nhân văn.

5. Nêu phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ và các thủ pháp nghệ thuật. Gợi ý:

a. Phương thức biểu đạt : Tự sự, biểu cảm qua tự sự và biểu cảm trực tiếp.

b. Thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh và cường điệu.

6. Em hãy nêu một nhân vật có lòng hiếu thảo mà em biết qua các tác phẩm văn học, phim ảnh hoặc trong đời sống thực. Gợi ý: Các nhân vật trong nhị thập tứ hiếu, Nguyễn Đình Chiểu.

VI. GHI NHỚ:

Bằng nhiều phương thức biểu đạt, nhà thơ Bạch Cư Dị đã giới thiệu với chúng ta một tấm gương loài vật hiếu thảo đáng trọng. Bài thơ còn là lời ca tụïng công lao trời bể của cha mẹ khi khó khăn nuôi nấng ta. Qua thủ pháp nhân hóa, tác giả đã khiến chúng ta xúc động sâu sắc, đồng thời lại thấm sâu bài học hiếu thảo một cách dễ dàng. Hiệu quả giáo dục của bài thơ cao vì vừa dẫn chứng một gương tốt và phê bình mặt đối lập của nó. Học sinh sẽ tự rút ra những bổn phận mà một người con hiếu thảo phải làm.

VII. LUYỆN TẬP:

1. Học thuộc lòng bài thơ.

2. Viết một đoạn văn về một tấm gương hiếu thảo mà học sinh biết.

3. Tìm một số từ Hán Việt có từ “thất” với nghĩa “mất” (thất bại, thất vọng, thất thường, thất sủng…); có từ “thổ ” với nghĩa “nói ra/ xuất ra” (thổ lộ, thổ huyết, thổ tả,…); có từ: “phi” có nghĩa là “bay” (phi cơ, phi thuyền, phi vụ,…)

Nói tóm lại, nội dung chủ yếu của chương trình Ngữ văn khối 7 học kì I là học các tác phẩm trữ tình nhằm giáo dục tình yêu quê hương, giống nòi, gia đình, bạn bè và bước đầu làm quen với từ Hán Việt cùng văn biểu cảm, nên bài thơ trên rất phù hợp với toàn cục chương trình này. Hơn nữa, như đã nói từ đầu đây là một bài thơ hay cả nội dung lẫn hình thức. Rất mong thấy sự xuất hiện của bài Từ Ô dạ đề trong các sách chỉnh lí sắp tới.

V.B

Các tin khác