1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

VÕ VĂN DẦN

Trường THCS Phú Mậu

 

Nghị quyết số 09 - NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VII) về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay đã chỉ rõ: “chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là học thuyết cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.”

Trong tình hình hiện nay, việc học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã thật sự trở nên cấp thiết, nhằm kiên định mục tiêu nâng cao nhận thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách làm việc, góp phần đưa công cuộc đổi mới đất nước đi tới những thắng lợi ngày càng to lớn.

Trên cơ sở đó, xuất phát từ mục tiêu môn học cũng như yêu cầu của thực tế trong cuộc sống đang đặt ra , người giáo viên GDCD phải biết vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một phạm trù rộng lớn, bao hàm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao đến văn hoá, giáo dục .v.v… Vì vậy, trong quá trình giảng dạy GDCD phải tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung của từng bài học cụ thể và tuỳ vào trình độ của thầy và trò mà vận dụng một cách thích hợp, sáng tạo tư tưởng của Người.

Chẳng hạn, khi dạy bài “Sống chan hoà với mọi người” (Bài 8 -GDCD lớp 6) và bài “Yêu thương con người” (Bài 5 - GDCD lớp 7) giáo viên vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, giúp học sinh hiểu rõ dân tộc ta vốn có truyền thống giàu lòng nhân ái, con người Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với cộng đồng gia tộc, xóm làng và dân tộc với tinh thần “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Vậy yêu thương con người được thể hiện như thế nào ? Theo Bác, không có con người trừu tượng. Bác dạy: “Chữ người nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng hơn là cả loài người” (1)

Từ đó hướng học sinh vận dụng tư tưởng, đạo đức của Bác vào cuộc sống hàng ngày như biết yêu thương những người thân trong gia đình, biết cưu mang giúp đỡ bạn bè trong lớp trong trường, biết chia sẻ với những người gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống, hướng các em đến với những việc làm tốt đẹp, việc thiện và tránh xa những hành động xấu, việc ác như lời Bác dạy: “Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh” (2)

Khi dạy bài “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” (Bài 17 - GDCD lớp 9) giáo viên giúp học sinh hiểu rõ: xây dựng đất nước phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc. Đó là hai nhiệm vụ chiến lược không thể tách rời nhau. Trên cơ sở đó giáo viên nêu tình huống để HS thảo luận: khi Tổ quốc lâm nguy, dân tộc bị áp bức thì con người có tự do không? Từ đó, giúp các em hiểu mất tự do trở thành nỗi đau khổ nhất của con người:

Trên đời ngàn vạn điều cay đắng

Cay đắng chi bằng mất tự do.

Và đi đến nhận thức một câu chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Trong quá trình thảo luận và tự chiếm lĩnh kiến thức, HS sẽ biết quý trọng giá trị của độc lập và tự do, biết trân trọng và gìn giữ thành quả cách mạng của cha anh, đồng thời phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống của dân tộc, được biểu hiện bằng những việc làm, những hành động cụ thể thiết thực như tham gia gìn giữ an ninh trật tự ở địa phương, khối phố, thôn xóm, dũng cảm tố giác tội phạm, thực hiện nghĩa vụ quân sự một cách tự giác khi đến tuổi.

Trong khi dạy các bài “Tiết kiệm” (Bài 3 – GDCD lớp 6), “Liêm Khiết” (Bài 2 – GDCD lớp 8), “Chí công vô tư” (Bài 1 – GDCD lớp 9), giáo viên vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để tạo sự hứng thú cho học sinh, từ đó hiệu quả giờ học sẽ được nâng lên. Theo Bác, con người sống trước tiên phải có cái đức, phải biết “Cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư”.

“Đạo đức là nền tảng của người cách mạng như cây có gốc, như sông có nguồn. Không có gốc thì cây héo, không có nguồn thì sông cạn” (3). Bác đã nêu rõ: phải có cái đức để đi đến cái trí. Cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư phải được thể hiện trong cả ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người, đối với việc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Cần: tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm: tức là “tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình…”

Liêm: tức là “luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân” phải “trong sạch, không tham lam.”

Chính: “nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”.(4)

- Đối với mình: không tự cao, tự đại, chịu khó học tập cầu tiến bộ.

- Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn.

- Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

Về chí công vô tư Bác dạy: “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.”

Trên cơ sở đó, HS tự liên hệ bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình như siêng năng, chăm chỉ hơn trong học tập và lao động, tiết kiệm của cải của gia đình, của trường lớp, sống ngay thẳng, chân thật, không dối trá, mong muốn được góp sức lực nhỏ bé của bản thân để xây dựng và cống hiến cho quê hương, đất nước.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân – do dân – vì dân để dạy các bài “Nhà nước CHXHCN Việt Nam” (Bài 17 – GDCD lớp 7) và bài “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam” (Bài 21 – GDCD lớp 8) nhằm giúp HS hiểu rõ bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân – do nhân dân – vì nhân dân. Ngay sau khi nước ta giành được độc lập (ngày 2 – 9 - 1945), Bác Hồ với tư cách là Chủ tịch nước đã nêu rõ quan điểm của mình: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra.”

Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền hành trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”.

Nói chuyện với cán bộ Đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm

Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình giảng dạy môn GDCD ở trong nhà trường sẽ giúp các em định hướng được sự phát triển nhân cách của bản thân trong tương lai, đồng thời hiểu rõ ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đất nước; giúp các em có phương pháp tu dưỡng rèn luyện mình không ngừng tiến bộ để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, vừa có tài, vừa có đức, vừa có sức khoẻ để kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của cha anh.

Trong bối cảnh hiện nay, khi các thế lực thù địch đang tìm cách tấn công nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm đẩy chúng ta đi chệch hướng thì việc đấu tranh để bảo vệ, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên quan trọng và được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị, tư tưởng và lí luận của toàn Đảng, toàn dân ta.

Với tinh thần đó người giáo viên nói chung và giáo viên GDCD nói riêng phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, vì đó là ngọn hải đăng, là ánh hào quang chói lọi soi sáng con đường chúng ta đi, là cẩm nang quý báu để xây dựng nên bài giảng sống động, góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại như mục tiêu môn học đã đề ra.

V.V.D

Các tin khác