1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Yêu thương ngân thành tiếng hát

YÊU THƯƠNG NGÂN THÀNH TIẾNG HÁT

Đọc “Bầu trời trong quả trứng” của Xuân Quỳnh

TRÀ NGÂN

Đại học Sư phạm Huế

Rabindranath Tagore với một “Mảnh trăng non” đã chạm vào cõi thơ một thế giới ấm áp tình yêu thương con trẻ:

“Con ơi, con ẩn trong lòng mẹ như ước vọng... Là con đầu lòng yêu dấu của trời, sinh đôi cùng ánh sáng ban mai, con đã trôi xuôi dòng đời thế giới và cuối cùng tấp vào lòng mẹ.

Khi ngắm gương mặt con, huyền nhiệm ngập tràn lòng mẹ. Con là của tất cả đã trở thành của mẹ.

Sợ mất con mẹ ôm chặt con vào ngực. Phép lạ nào đã bẫy được kho báu trần gian vào trong đôi tay mảnh mai này của mẹ ?”

Với Xuân Quỳnh, những rung động ấy trú ngụ trong những lời tâm tình, thầm thì bên cánh đồng ấu thơ với giấc mơ đau đáu về hạnh phúc. Những bài thơ Xuân Quỳnh viết tặng con là một phần thơ, một phần đời của chị. Giản dị như tình yêu thương chân thật có trong cuộc sống này, từng câu chữ là từng hướng vọng, tin yêu :

- Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, con bao giờ tới.

(Con yêu mẹ)

Những “đối thoại” trong thơ và những “đối thoại” ngầm trong đời thực đã tạo nên một bức tranh thật đáng yêu. Lời con trẻ ngây thơ, trong sáng; tiếng lòng của mẹ cũng thánh thiện, cũng tràn ngập âm sắc của trẻ thơ. Bởi “thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách trẻ thơ”. Chị đã hóa thân, nhập thân... tất cả trọn vẹn trong hai chữ yêu thương sâu sắc.

Chỉ trong “Bầu trời trong quả trứng”, người đọc đã bắt gặp rất nhiều những thi phẩm đề tặng con của nữ thi sĩ “Hoa dọc chiến hào” với bỏng rát và cồn cào nỗi nhớ mảnh đất gió Lào cát trắng, với những khúc tự tình và đôi mắt thăm thẳm của một con người yêu để sống và sống để yêu thương. Cấu trúc bắt gặp nhiều trong thơ là đối thoại, là những hỏi - đáp thú vị về cuộc sống, mà trong đó, tình yêu ẩn náu như một thiên sứ ngộ nghĩnh, đến bằng nụ cười ấu thơ và mang theo vào thế giới của độc giả những dư vị ngọt ngào:

- Má ơi ai sinh cá

Ai làm ra cái kem

Đêm sao lại màu đen

Ban ngày sao màu trắng ?

- Ban ngày làm bằng nắng

Màu xanh làm bằng cây

Quả ớt làm bằng cay

Tiếng ồn sinh tàu điện...

(Cắt nghĩa)

Bỏ qua cách cắt nghĩa mang “triết lí  hồn nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng” là lấp lánh sắc màu của sự đồng điệu hai thế giới: thế giới trẻ thơ và thế giới của những con người đã bước qua thời vụng dại. Cũng vẫn những câu trả lời bình dị như được lẩy ra từ cung bậc dịu dàng trong cuộc đời, “Mẹ và con” mang đến một cảm nhận ấm áp về tình mẹ:

- Mẹ ơi bông hoa kia

Là của ai hở mẹ ?

Cái màu xanh trên cửa

Kia nữa là của ai ?

- Của con đấy con ơi

Đều của con tất cả...

Để rồi, sau cái “tất cả” ấy là phép suy luận của một thứ logic - tình cảm hết sức bất ngờ:

Con ôm mẹ con hôn

- Của con sao nhiều thế ?

- Ừ của con nhiều quá

Nhưng mẹ lại nhiều hơn

Vì tất cả của con

Mà con là của mẹ.

Với Xuân Quỳnh và trong thơ Xuân Quỳnh, con là kết tinh của những gì dấu yêu đẹp đẽ nhất - cái mà Tagore âu yếm gọi là “kho báu trần gian”. “Con làm bằng yêu thương - Của cha và của mẹ - Của bà và của ông - Của má nữa, biết không - Con làm bằng tất cả”. Thứ ánh sáng huyền nhiệm, diệu kỳ của tình mẹ đã thắp lửa thương yêu. Chính từ đó, những băn khoăn của con trẻ được lí giải. Cũng chính từ đó, những khát khao, ước vọng của trẻ được chắp cánh. Và, từ đó, hơn mọi định nghĩa và hơn mọi ngôn từ, tình yêu thăng hoa.

Xuân Quỳnh đã đi qua đời thơ ngắn ngủi của mình bằng những rung động rất nhẹ, rất khẽ nhưng cũng chất chứa những va đập của suy tư, của con sóng muốn kiếm tìm tình yêu đích thực trong bão dông, trong cồn cào mong nhớ. Đôi khi đi trên hè phố, lặng nghe “tiếng con đạp thầm” trong bụng mẹ, chợt nghĩ đến bàn chân và một con đường xa tít tắp. Rồi thấy lòng mình ngân lên khúc nhạc. Đôi khi nghe con bi bô kể chuyện mà thao thiết một căn hầm hẹp xưa xa với đứa trẻ - là con, cánh tay còn bé bỏng “bám cổ mẹ suốt đêm” nhưng đã biết “ghét thằng Mĩ” và biết ước mơ “Bao giờ con lớn lên - Con làm anh bộ đội”. Đôi khi ru lòng mình nhìn lại tuổi thơ con, với bè bạn của con; mắt tre trong hầm, làn gió sớm, ông trăng rằm, sông dài, biển rộng, ao tròn... Nhưng ghi lại “tuổi thơ của con” là để:

Ngày mai tròn vẹn ước mơ

Yêu thương thêm chuyện ngày xưa nước mình.

Xuân Quỳnh là thế. Thơ Xuân Quỳnh “cứ như là nước ngọt tuôn ra từ một mạch ngầm trong trẻo...” (Vân Thanh). Dịu dàng vỗ về con bằng thơ. Lặng lẽ chụp lại hình ảnh của con cũng bằng thơ. Xuân Quỳnh đến với mảng văn học viết cho thiếu nhi bằng một bầu trời lung linh trong quả trứng, bằng một Chờ trăng, một Mùa đông nắng ở đâu ?... Và quen thuộc hơn với các em học sinh tiểu học là Truyện cổ tích về loài người, là Tuổi ngựa. Êm đềm, sâu lắng, những bài thơ viết cho con không chỉ dành riêng cho một ai, nó là của tất cả trẻ thơ, nó là của tất cả những tâm hồn biết yêu thương con trẻ.

T.N

Các tin khác