1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Bài văn đạt điểm cao

GIỚI THIỆU MỘT BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO

LTS: Trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi Tỉnh lớp 12, năm học 2007-2008,
em Trần Thị Hoài Diễm có bài làm đạt 16/20 điểm,
xếp thứ Nhất (đồng hạng) trong tổng số 125 học sinh dự thi.
BBT chọn đăng một phần bài làm của em;
đây là câu đạt điểm xuất sắc 5,75/6 điểm,
xin giới thiệu để quý thầy cô và các em tham khảo.
BBT

Câu 2: (6 điểm)

Bình giảng đoạn văn sau trích trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…

(Sách Văn học 11 - Tập 1, NXB Giáo dục, 2000, trang 215-216)

Bài làm:

Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng
Anh khai sinh bao nhân vật cho đời
Nên anh chết như chuyến đi dài hạn
Bởi họ thay anh có mặt giữa muôn người
"

(Trần Canh)

Có lẽ nhân vật Chí Phèo đã thay mặt nhà văn hiện hữu trong trái tim của độc giả, làm xao động cả một khoảng tâm tư. Một nhà văn hiện thực với ngòi bút trĩu nặng yêu thương đã để lại cho đời bao tác phẩm ám ảnh lòng người, những nhân vật tưởng chừng như đang tồn tại giữa cuộc đời rất thực. “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu cho ngòi bút của Nam Cao. Đặc biệt là trong đoạn trích đầu, một đoạn văn được xem là xuất sắc và thể hiện rõ nét phong cách của ông.

Có lẽ trong toàn bộ truyện ngắn, phần mở đầu là độc đáo nhất. Nhà văn không trần thuật theo một trình tự thời gian mà theo trình tự phi thời gian. Nhân vật được khắc họa đầu tiên qua dáng vẻ, cử chỉ và lời nói, đặc biệt là tiếng chửi. Những câu trần thuật ngắn gọn dựng lên chân dung một anh Chí ngất ngưỡng trên con đường làng. Chí chửi trời, trời cao quá không sao nghe được, Chí chửi đời, đời rộng quá bao la quá và cũng “chẳng là ai” và rồi Chí chửi ngay cả làng Vũ Đại nhưng chẳng ai trả lời và họ nghĩ “chắc trừ mình ra”. Có lẽ một người như Chí Phèo, con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một điều duy nhất mà Chí có thể đối thoại với cuộc đời là tiếng chửi. Thế nhưng ở đây Chí hoàn toàn cô độc, bởi những lời nói của Chí không được đáp lại những tiếng vọng của cuộc đời đều không đáp lại. Thật khốn khổ biết bao cho một con người sinh ra, là người nhưng không được làm người! Có lẽ tiếng chửi đau đớn nhất của một con người là “hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn”. Tiếng chửi càng ngày càng gần hơn, càng cụ thể hơn và càng xa xót hơn. Ngôn ngữ là phương tiện duy nhất để Chí Phèo giao lưu với cuộc đời, để biết mình vẫn còn đang tồn tại, vậy nhưng bấy giờ ngôn ngữ cũng trở nên bất lực! Nhà văn đã thật tài tình khi dựng lên chân dung Chí trong mối quan hệ hoàn toàn xa cách với cuộc đời, với con người. Chí bấy giờ chỉ là một cái bóng, một kẻ tha hóa trong lòng người dân Vũ Đại, là một con quỷ dữ bên lề xã hội. Người dân trong làng không công nhận Chí là một con người, dù chỉ là người dưới đáy xã hội. Chí hoàn toàn đơn độc, tự hỏi và cũng tự trả lời, tự đối thoại với chính mình. Chí cố kêu thật to để khắc khoải tìm một lời giao tiếp, tìm một ai đó công nhận Chí là người. Nhưng không, tất cả đều dửng dưng lạnh nhạt, một sự tàn nhẫn lạnh lùng. Những câu hỏi được đặt ra “Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào?”. “Thế có phí rượu không?...” mà câu trả lời hình như còn dang dở, không sao hiểu được. Những câu văn dửng dưng ấy ẩn chứa sau đó là biết bao lòng thương cảm, một tình cảm đôn hậu của nhà văn, cái chất tình ấy  như nén sâu bởi những ngôn từ có vẻ tàn nhẫn “hắn”, “Mẹ kiếp...” thế nhưng vẫn lấp lánh đâu đó một cái nhìn trìu mến, cảm thông của nhà văn. Nam Cao đã rất tinh tế khi đi sâu khai thác tâm lí của Chí Phèo, một diễn biến tâm lí phức tạp với những câu văn đa thanh, phức điệu như “Tức thật! Ờ thế này thì tức thật ! Tức chết đi được…” Có thể là lời của nhân vật tự độc thoại nội tâm nhưng đó cũng có thể là lời của nhà văn Nam Cao nhận xét. Ngôn ngữ rất đời thường giản dị nhưng có tính biểu cảm cao, thể hiện một ngòi bút chắc tay điêu luyện. Những câu văn dài ngắn kết hợp với những câu cảm thán tạo nên một không khí truyện sôi nổi có lúc lên đến cao trào thể hiện một khả năng dẫn truyện, dựng truyện độc đáo. Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng Nam Cao đã hết sức thành công khi xây dựng được chân dung chí Phèo, một con quỷ dữ ngất ngưỡng trên con đường tha hóa, mất hết nhân hình và nhân dạng, muốn níu kéo một tiếng vọng của cuộc đời qua tiếng chửi. Thế nhưng lòng người dân trong làng không rộng mở để đón Chí, đáp lại tiếng chửi kia là một sự im lặng lạ kì, một sự im bặt tưởng chừng như không thể nín lặng trong hoàn cảnh ấy. Vậy nhưng cuộc đời yên lặng, lòng người lạnh lùng để lại một Chí Phèo với một khoảng không gian cô độc và sự cô đơn tuyệt đối, một con quỷ dữ “mồ côi” thiếu tình thương từ nhỏ và lớn lên không được làm người. Với ngòi bút đặc sắc và sự am hiểu tâm lí sâu sắc, nhà văn đã thật sự đem lại cho thi đàn văn học Việt Nam một đoạn văn độc đáo thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của mình…

Sẽ không thể nào quên một “Chí Phèo” và tiếng chửi đau đớn, quặn thắt. Sẽ còn mãi với thời gian, sẽ hiện hữu giữa cuộc đời một nhà văn với tấm lòng yêu thương đôn hậu...

Các tin khác