1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cần sớm loại trừ cái ác

CẦN SỚM LOẠI TRỪ CÁI ÁC
Ở LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

TRẦN hOÀNG

Cách đây vài năm, đọc báo Tiền phong, thấy đăng tin một em bé tuổi mới mười ba, mười bốn mà đã phạm tội giết người, tôi thấy ớn lạnh cả xương sống. Tôi không thể tưởng tượng nổi việc một cậu bé vì sợ bà cụ hàng xóm tuổi ngoài bảy mươi mách với bố về việc em làm hỏng đồ đạc của bà mà cậu bé này, sau khi đã ra về, còn quay trở lại dùng que gỗ đập chết bà cụ mà hàng ngày nó vẫn đến chơi nhà. Gần đây, dư luận báo chí và xã hội lại sôi động về chuyện hai học sinh lớp 8 ở Hà Tây, tới trường mẫu giáo lừa đón một bé gái, rồi dẫn về đập chết, sau đó viết thư tống tiền bố mẹ em... Điều đáng nói ở câu chuyện đau lòng này là hai em học sinh tuổi 14 trong vụ việc trên đã tiến hành công việc độc ác đó một cách rất bài bản. Thư tống tiền của chúng gửi cho khổ chủ thì sặc mùi xã hội đen. Khi công an bắt và tiến hành thẩm vấn chúng, chúng vẫn tỏ ra bình thản, không một chút sợ hãi, không nói một lời hối lỗi, ăn năn về tội ác tày đình mà chúng đã gây ra cho một bé gái, đứa em họ của một trong hai kẻ giết người tuổi vị thành niên kể trên. Ngồi trên xe về trại giam chúng vẫn thản nhiên ăn bánh mì, uống sữa bịch do các công an viên đưa cho. Đọc những dòng tin trên ở báo An ninh thế giới tôi thấy trong người hai kẻ phạm tội này dường như chỉ toàn là máu lạnh. Ở chúng không có cái gọi là xúc cảm, là tình người. Với chúng, 30 triệu đồng (số tiền mà chúng viết thư đòi cha mẹ cháu bé phải nộp cho chúng) to hơn cả một mạng sống.

Hai sự việc ghê sợ do các em thiếu nhi gây ra trong thời gian gần đây dù chỉ là cá biệt nhưng không phải không đáng để chúng ta suy nghĩ. Thêm vào đó bên cạnh các sự việc “động trời” này còn có các sự việc khác trong thế giới trẻ em cũng rất đáng để cho chúng ta lưu tâm. Ví như việc trẻ em lập băng nhóm (cả trai lẫn gái đều có) để đi cướp giật trên đường phố, hay việc các bé trai, bé gái làm tình với nhau sau khi xem các băng vi deo đồi trụy v.v...

Vì sao trẻ em hiện nay, không ít em sớm sa vào con đường tội lỗi? Trách nhiệm đó thuộc về ai? Câu hỏi ấy làm cho chúng ta luôn luôn băn khoăn, day dứt. Có người viết trên báo rằng: Do các hình thức xử phạt của pháp luật nước ta chưa đủ độ để răn đe kẻ phạm tội, vì thế có em đã công nhiên nói rằng dù có giết người đi nữa thì nếu chưa đủ tuổi 18 cũng không phải lĩnh mức án cao nhất nên cứ nhởn nhơ trước vành móng ngựa. Thực ra điều đó cũng chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ. Bởi khi đi giết người, dù lớn hay bé, kẻ ác cũng biết thế là phạm tội, là sẽ bị pháp luật trừng trị. Nhưng chúng vẫn cứ làm theo mục đích của chúng, theo điều mà chúng cho là đúng, là phải làm. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần đông kẻ phạm tội ác, không nhiều thì ít đều ý thức được việc chúng làm. Hành động của chúng có cội rễ từ việc chúng thiếu sự giáo dục đầy đủ của gia đình, của xã hội, của sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện ở bản thân.

Thuyết “Tính thiện” của Mạnh Tử có câu? “Nhân vô hữu bất thiện” (Con người không ai không thiện). Dựa vào ý này sách “Tam tự kinh”, một quyển sách nổi tiếng của Trung Quốc xưa, dạy học trò vỡ lòng có câu:

“Nhân chi sơ,... Tính bản thiện”

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Bán dạ” (Nửa đêm) cũng đã chỉ rõ:

Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên

(Thiện, ác nguyên lai vô định tính

Đa do giáo dục đích nguyên nhân)

Ca dao cổ truyền lại có câu:

Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ấu thơ

Xem thế để biết ông bà ta xưa đã rất ý thức, rất coi trọng việc giáo dục con cháu. Trong đó, họ đặc biệt đề cao lòng nhân từ, và việc làm cho trẻ nhỏ biết phân biệt thế nào là “lương thiện”, là “ác độc”? Nhiều câu chuyện cổ tích, nhiều câu tục ngữ, ca dao, nhiêu bài đồng dao giàu ý nghĩa nhân văn đã được các bậc ông bà, cha mẹ cho trẻ nhỏ làm quen từ lúc các em mới ở tuổi mẫu giáo, nhi đồng. Lớn lên, các em đi học, sách “Luân lý giáo khoa thư”, sách Quốc văn giáo khoa thư” cũng có nhiều bài dạy các em lòng thương yêu con người, và cách đối xử nhân ái với loài vật, với cỏ cây, hoa lá v.v...

Cuộc sống và xã hội chúng ta ngày nay đã có nhiều điểm khác xưa, hiện đại hơn, mới mẻ hơn, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến con người. Nhiều gia đình mải mê lo việc làm ăn mà không quan tâm nhiều đến việc giáo dục con cái. Phim ảnh, sách báo, trò chơi điện tử mang nội dung bạo lực tác động không ít đến cách hành xử của học sinh, sinh viên các cấp. Việc giáo dục trẻ nhỏ ở nhà trường và gia đình, có những bài học, những phương pháp còn khô cứng, còn chưa thực sự tác động đến tình cảm, đến sự suy nghĩ và hành động của các em. Hành vi bạo lực trong nhà trường (cả ở giáo viên và học sinh) chưa được lên án mạnh mẽ và xử lý nghiêm khắc. Lối sống buông thả, chạy theo lợi ích vật chất của một bộ phận người lớn và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội hiện đại, chắc chắn tác động không nhỏ đến cách hành xử của thanh thiếu niên. Tất cả những điều trên không nhiều thì ít cũng làm cho cái ác của con người bị kích thích và đẩy con người, lớn cũng như bé vào vòng tội lỗi.

Hãy vì tương lai của đất nước, của con em chúng ta mà bằng nhiều biện pháp tích cực kiên quyết và kịp thời tiêu diệt “mầm ác”, dù nó nảy sinh ở lứa tuổi nào.

T.H

Các tin khác