1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cây lá gai

CÂY LÁ GAI

NGUYỄN CẢNG

Cây lá gai sách xưa viết là rễ gai đại ý như sau: Rễ gai chữ Hán là Trữ-ma-căn. Thân cao khoảng 7-8 thước (ta) lá như lá cây gió, mặt phải sắc xanh mặt trái sắc trắng, có lông ngắn. Vỏ ngâm dập lấy sợi để đan lưới hoặc bện dây, lá ngâm đem giã làm bánh rất ngon. Có thể chữa chứng ung thư phát bối (?) bằng cách lấy rễ giã nhỏ đắp vào...

Vào những năm 60 thế kỷ trước, trong Đại Nội khu vực Tử Cấm thành hoang phế, cung điện đền đài hư hỏng nặng, vườn tược cây cỏ mọc um tùm nhất là lá gai mọc sum suê dọc theo các bờ thành. Người cần cứ việc vào hái lá từng sọt, từng bó đem về, có ai hỏi, họ trả lời vô tư: lá gai trong Tử Cấm thành.

Ở Huế lá gai dùng làm bánh ít đen. Lá gai đem về rửa sạch giã nát vắt lấy nước trộn với bột nếp để làm bánh. Cái bánh được vo tròn nhỏ như quả chanh, nhân bằng đậu xanh, gói bằng lá chuối đã phơi qua nhiều nắng mềm và dai. Bánh làm với đường cát, hòa đường với bột vừa phải nên bánh có vị ngọt dịu...

Bánh ít đen thường dùng trong những dịp cúng giỗ, lễ hội. Một mâm bánh “hào soạn” dâng lên bàn thờ:

“Sắp bánh để cúng ông bà

Ngoài bánh ngũ sắc còn là ít đen”

Tìm hiểu vì sao có tên “ít đen” không ai trả lời rõ ràng được - “Đen” thì dễ hiểu do lá gai giã nát, còn “ít” ? Có ý kiến giải thích rằng: Khi làm bánh vì có người cho nhiều bột vào làm cho người “hướng dẫn” luôn luôn nhắc nhở ít bột... ít bột lại... Từ đó gọi bánh đen rồi dần dần qua năm tháng gọi quen là “bánh ít đen”. Thôi thì tên gì cũng được, miễn sao có tên là quí rồi, tên tốt mà bánh dở làm sao sánh được tên không mấy đẹp mà bánh lại ngon. Có một người ăn hết đĩa nọ qua đĩa kia mà vẫn cứ than van cho rằng bánh ít quá. Cái tên ấy, cái bánh ấy cũng đã là “di tích lịch sử” tồn tại trên 80 năm.

Hiện thời đi quanh quất qua vườn tược xứ Huế không còn thấy nhiều cây lá gai như thuở xưa (?). Ngày xưa, dọc bờ tường các đền đài vương phủ, các đình chùa miếu mạo, các nhà vườn có nhiều cây lá gai. Các nơi này hay làm bánh để cúng tế nên trồng vài cây cho tiện, còn dân gian thì cứ việc đi đại vào Tử Cấm thành tha hồ mà hái lá. Nay lá gai đâu còn, không biết vùng miền khác còn có nhiều hay không? Thành thử nhiều người nói thay vào lá gai lấy lá chuối non giã nát đem làm bánh ít đen cũng được, cũng có màu đen, hơi đâu mà đi lùng sục tìm cho ra lá gai (?) Màu đen của lá chuối non “nhợt nhợt” đâu bằng đen tuyền, đen nhánh như lá gai.

Lá gai như sách xưa đã viết làm bánh ăn ngon cũng là vị thuốc. Thay vào lá khác hay phẩm màu không còn mùi vị và sắc nữa, không còn ngon ngọt nữa, đã phai mờ đi rồi. Dân gian nôm na ví von:

“Bánh ít thì phải lá gai

Màu đen, đen nhánh không phai, không mờ”

Ở vùng miền khác có bánh lá gai to và dày và gói bằng lá chuối khô khá nổi tiếng; ở Huế bánh ít đen tròn nhỏ như quả chanh gói bằng lá chuối tươi bóng láng cũng có thể là đặc biệt của Huế ngoài các bánh khác. Ngày nay còn có nhiều phụ nữ cao tuổi dặn dò con cháu khi sắm sửa lễ vật cúng giỗ trong gia đình:

“Đồ ngon vật lạ đã từng

Cái bánh ít đen cũng đừng chớ quên”.

Có câu đố của phe bên gái ra quá dễ dàng mà thưởng lại khá to:

... “Bánh gì em xin đố anh

Màu xanh màu trắng lại thành màu đen

Đố anh trả lời cho đặng

Em làm một gánh tặng anh đem về...”

Khoảng thập niên 40 trở về trước vào những dịp mồng 5 ngày Tết học trò và phụ huynh đi thăm thầy học, gọi là đi Tết thầy; ngoài một quả (như cái hộp tròn) nếp cái thơm, một chục trứng gà mới, một cặp trà hiệu Tam Hỷ còn có một quả bánh ít đen. Con nhà nghèo thì một quả bánh ít đen. Học trò đội trên đầu những quả hộp đó cùng phụ huynh đến thăm nhà thầy học với tấm lòng trong sáng kính trọng biết ơn sâu sắc, lễ bạc nhưng lòng thành.

Cây lá gai làm nên bánh ít đen - màu của khăn đóng áo dài đã đi vào cuộc sống đời thường, cuộc sống tâm linh lễ hội, cuộc sống truyền thống đạo nghĩa thầy trò của người dân xứ Huế xưa và nay...

N.C

Các tin khác