1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cây tre

CÂY TRE

Văn Thành LÊ
Lớp Sinh 4B, ĐHSP Huế

Tre. Làng tôi quá ư nhiều Tre. Từ khi sinh ra, tôi đã thấy bụi Tre ngay đầu bờ ao trước nhà. Tiếng thân tre ken kẹt xô vào nhau trong gió, hoà vào tiếng ru của mẹ đưa tôi vào giấc ngủ. Lớn chút, những trưa hè tôi thường ngủ dưới tán Tre xanh mướt. Lớn chút nữa, những bụi Tre là nơi tôi tránh nắng của không biết bao nhiêu buổi chăn trâu trên đồi.

Gần  như cây tre đã lẳng lặng đi dọc tuổi thơ tôi. Mọi sự diễn ra bình thường thế, như tự nhiên nó vốn thế, với những đứa trẻ làng tôi ai chẳng vậy, và chắc cả thế hệ anh chị, cô chú, bố mẹ tôi cùng vậy. Ai để ý điều đó làm gì. Nó là hiển nhiên.

Và tôi, nếu không có cái ngày ấy, cây Tre sẽ vô tình đi qua tuổi thơ tôi mà tôi không mảy may suy nghĩ gì cả. Ay là ngày trên lớp, tôi nghe cô giáo giảng bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Cô giảng hay quá. Tác giả viết thật quá. Tôi thấy cảm và dễ hiểu đến lạ thường.

Tre xanh suốt bốn mùa, suốt thời gian mà vờn với gió, mà đùa với trăng. Mặc cho cái nắng quay nắng quắt nứt đất khô người, mặc cho cái mưa lũ tơi bời, gió bão rít từng hồi quằn ngang quằn dọc, cây Tre vươn lên, như thi gan cùng trời đất. Tre bình dị đi vào từng cái rá, cái rổ, thúng, mủng, dần, sàng; từng cái rui, cái mè, cây cột chống hay đơn thuần chỉ là chiếc lạt buộc mềm mà chặt, mỏng mà chắc.

Có lúc ngồi nghĩ vẩn vơ, tôi thấy cây Tre giống con người quê tôi quá. Nghèo khó đấy, lam lũ đấy nhưng vẫn sống hết mình. Sự sống chắt chiu từ những chiếc rễ xơ lên vì len lói dưới đất khô bạc màu để tích tụ dinh dưỡng cho từng chiếc lá mỏng tang, chiếc cành gầy guộc còn mãi vui với điệu tango cùng nắng, cùng gió; để cho những ngọn măng mập mạp nhô lên, mang theo mầm sống mới. Vậy đấy, sự sống vẫn diễn ra, sinh sôi và nảy nở, dẫu cho mảnh đất ấy là thế nào, phì nhiêu hay cằn cỗi. Tre không bao giờ chê đất giàu, đất nghèo.

Tre không như những loài cây khác, ra hoa tạo quả quanh năm hay từng năm một. Tre chỉ ra hoa một lần, sau tám mươi năm, chín mươi năm hay cả trăm năm, rồi lụi tàn và...chết. tre sống hết mình và ra đi một cách lặng lẽ. Những bông hoa Tre kết chùm không màu sắc, không sặc sỡ, cứ khô khô, bàng bạc, xao xác như cái trăn trở với một đời mà Tre đã sống, đã hiến mình.

Nhưng chẳng hiểu sao những năm gần đây, làng tôi chẳng ai bảo ai, nhà nào cũng chặt Tre. Bắt đầu từ những bụi Tre trong vườn, gần nhà đến những bụi Tre ngoài bờ khe, bờ suối, trên đồi. Cái câu “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” của Thép Mới hình như không còn hợp với làng tôi nữa. Người làng bảo: “Tre làm xấu đất, mất chất dinh dưỡng, không trồng thêm được cây gì nữa. Rổ rá bây giờ đã có đồ nhựa. Cột nhà, rui mè được thay bằng bê tông cốt thép”. Thế là những bụi Tre bị phá. Màu xanh trong làng ít hơn. Bóng mát mất dần đi. Cây thì vẫn mọc lên ngày một nhiều hơn. Nhưng là cây cột điện, cây cần ăng-ten. Tôi như thấy làng trần trụi dần, khô không khốc, nhất là những trưa hè oi ả.

Hôm cha bảo: “Hay chặt luôn bụi Tre bên bờ ao trước nhà đi nhé, lá rơi hết xuống ao, vừa bẩn, cá lại không lớn được?” Tôi can: “Đừng bố ạ, tỉa bớt cành ngả xuống ao thôi, để vậy mùa đông bụi Tre còn che gió thốc vào nhà, đỡ lạnh; mùa hè nhìn thấy màu xanh còn có cảm giác mát chứ cứ bê tông thế kia nóng bức lắm”. May thay, bố chiều ý tôi. Giờ đây, mỗi khi vô tình nhìn chiếc lá Tre xoay xoay rơi trong gió đậu xuống mặt ao tôi vẫn thấy thích thú. Nhưng hình như chiếc lá không còn chao liệng nhiều như trước nữa. Tôi không hiểu tại sao. Vì gió? Chắc chỉ phần nào đó thôi. Có lẽ do cây Tre đứng có một mình, đơn điệu quá.

Đồng Mọc, 1/2/2008
V.T.L

Các tin khác