1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chuối ba hương

CHUỐI BA HƯƠNG

NGUYỄN CẢNG

Phụ nữ Huế thời xưa hò ru con, ru em:

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau
”.

Nói về mía lau, có câu “mía lau vừa ngọt vừa mềm/không dao mà tiện không tiền mà mua”. Nếp một - nếp nói chung, theo thư tịch cũ hạt nếp nấu chín có nhựa dính, gọi là “nhu” hay còn gọi là “đồ” dùng để cất rượu, thổi xôi, nấu chè, làm bánh, rang cốm... Đời Minh Mạng đúc 9 cái đỉnh đồng có chạm khắc cây lúa nếp vào cái đỉnh có tên Nhân đỉnh. Sách Quốc sử quán triều Nguyễn nói về 36 loại nếp. Theo nhà nông, nếp cái (hương cái nhu) là nếp loại một. Thân cây nếp cứng, lá to, hạt trắng tròn, dài, có vằn, tháng mười cấy tháng ba gặt. “Xôi nếp một” không có gì bằng.

Chuối ba hương (hay bà hương) cùng loại với bà lùn nhưng cây nhỏ và thấp hơn. Trong vườn chuối, nếu để ý thì cây này cũng dễ nhận biết. Chuối ba hương thích hợp với đất phù sa biền bãi, trồng đúng vụ theo kinh nghiệm dân gian “tam trúc lục tiêu” cây mau phát triển. Những năm 50 - 60 thế kỷ trước, vườn tược dọc sông Bồ người ta trồng nhiều, nay đi từ đầu đình đến cuối chợ chỉ thấy dăm ba bụi phất phơ trong cái ngút ngàn của màu xanh cây trái ven bờ.

Sách Vân đài loại ngữ lại ghi là chuối ba tiêu, ở xứ Giao Châu có nhiều loại trong đó chuối lùn (bà lùn). Từ đó nhân gian suy nghĩ thêm chuối bà lùn cùng ruột thịt với chuối ba hương và tồn tại từ buổi khê động hái lượm xứ Giao Châu.

Ra chợ ghé qua hàng chuối, người mua kẻ bán không mấy ai am tường rành rọt, chỉ lựa nải chuối sai quả, to đều không dấu vết bầm dập thì mua; còn nải nào quả nhỏ lại lấm tấm tàn hương thì chê, tuy giá cả lại thấp hơn. Nên biết rằng cùng “chị em” với bà lùn nhưng ba hương “so bề tài sắc lại là phần hơn”. Hơn về ngon, về ngọt, về thơm và để được lâu ngày không nẩu, không mềm nhũn.

Chuối ba hương tượng trưng cho các bà mẹ già, tóc đã bạc, da đã mồi lấm tấm tàn hương. Chuối ba hương vùng miền nào cũng có nhưng ở Huế nó đi suốt chiều dài lịch sử từ cây chuối ở Giao Châu đến cây chuối ở đất Thuận Hóa. Nó chân chất, mộc mạc, rộng lượng bao dung và với ý chí kiên cường bất khuất để tồn tại vươn lên cho dù phong ba bão táp, phong trần nghiệt ngã như cuộc đời của các bà mẹ. Chuối ba hương không phải sơn hào hải vị chi, mà chỉ “bụi chuối sau hè”, “chuối mọc bờ ao” nhưng được người dân Huế ưa chuộng.

Cô bán chuối ở chợ Vỹ Dạ (Huế), biết chất lượng của chuối ba hương nên đon đả mời mua, ví von theo câu ca dao của cư dân bản địa mà cô đã thuộc lòng từ bao giờ: “mẹ già như chuối ba hương/ như xôi nếp một như đường mía lau”. Bài ca dao đầy đủ như sau:

Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
Mẹ già là mẹ già anh
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một như đường mía lau

Hình ảnh chuối ba hương chan chứa nỗi lòng xứ Huế và là món quà ngon rẻ tiền, dễ mua của vùng quê núi Ngự, sông Hương.

N.C

Các tin khác