1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đi dạy ở xa

ĐI DẠY Ở XÃ HẢI DƯƠNG

XUÂN TRƯỜNG

Ở xã biển Hải Dương huyện Hương Trà có hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở. Mỗi năm học có khoảng 120 giáo viên đến dạy ở đây và chỉ có một con đường duy nhất là phải qua đò ngang vượt phá đến trường bằng hai bến đò là Thuận An và Hương Phong. Phần lớn cô, thầy sang dạy ở đây đều đi ở bến đò Hương Phong. Đến dạy ở xã biển nghèo này có nhiều khó khăn, cách trở, thậm chí nguy hiểm khi đi trên những chuyến đò ngang vào mùa bão lũ. Có điều là các thầy cô giáo qua dạy ở Hải Dương phải trả tiền đò và không có chế độ ưu đãi nào. Thầy Trương Thắng, Trường THCS Hải Dương cho biết: Bản thân thầy phải chi ít nhất là 80 nghìn đồng; những thầy cô đi nhiều phải chi đến 150 nghìn đồng tiền đò mỗi tháng. Còn ông Nguyễn Thuận Nam, Hiệu trưởng THCS Hải Dương đề nghị: chính quyền địa phương cần quan tâm giải quyết miễn thu tiền đò cho giáo viên khi mang xe gắn máy sang, điều kiện đi dạy ở Hải Dương cách trở nhưng chẳng được nhận thêm khoản gì, giải quyết điều này phần nào giúp thầy cô bớt khó khăn về kinh tế để yên tâm công tác.

Theo chúng tôi tìm hiểu thì do hoàn cảnh mà rất ít giáo viên qua dạy ở Hải Dương ở lại khu tập thể giáo viên mà mỗi ngày sau khi dạy xong tiết họ đều qua đò trở về nhà. Lên đò, xuống đò tuy có chút vất vả nhưng đổi lại chỉ chưa đầy 10 phút là họ có mặt ở bờ bên kia và về với gia đình sau một ngày công việc. Tính ra phải đến 70% số giáo viên dạy ở Hải Dương phải qua về đò mỗi ngày. Hôm chúng tôi đến khu tập thể giáo viên trường THCS Hải Dương, chỉ thấy mỗi gia đình thầy giáo Tôn Thất Quỳnh Lương là ở khu tập thể. Thầy Lương cho biết, mỗi phòng ở khu tập thể này chỉ đủ cho 2 người ở, những lúc gặp bão lũ, thầy cô giáo ở lại 6 đến 7 người một phòng (khu tập thể chỉ có 8 phòng). Trao đổi về việc thu tiền khi giáo viên mang xe gắn máy sang dạy ở Hải Dương, ông Nguyễn Liêm, chủ tịch UBND xã Hải Dương (Hương Trà) nói rằng: lâu nay xã vẫn làm thế, giờ không thể giải quyết khác mà chỉ khuyến khích giáo viên nên ít đi về mà nên ở lại khu tập thể giáo viên ở xã để khỏi tốn kém…

Mỗi năm, các chủ đò theo hợp đồng phải trả cho địa phương là 65 triệu đồng đối với bến đò Hương Phong và 57 triệu đồng đối với bến đò Thuận An. Trong số này xã Hải Dương nhận 70%, xã Hương Phong nhận 30%, phía chủ bến Thuận An cũng nhận 30%. Liên quan vấn đề này, trao đổi với ông Huỳnh Từ, chủ tịch UBND xã Hương Phong (Hương Trà) thì được ông nói rằng: Quan điểm của xã là miễn phí hoàn toàn tiền đò cho giáo viên khi qua công tác ở Hải Dương bởi phải tạo điều kiện cho họ khi công tác ở vùng khó khăn, cách trở. Còn ông Trần Duy Tuyến, phó chủ tịch UBND huyện Hương Trà khi nghe chuyện thu tiền vận chuyển xe của giáo viên khi qua đò thì rất ngạc nhiên và không đồng ý điều này. Ngay sau khi nghe chúng tôi trao đổi, đồng chí Tuyến đã điện thoại yêu cầu UBND xã Hải Dương phải báo cáo về vấn đề thu tiền đò khi vận chuyển xe của giáo viên qua dạy ở xã. Phía UBND huyện Hương Trà sẽ có trách nhiệm chỉ đạo để xã Hải Dương giải quyết việc này theo đúng tinh thần của huyện là miễn hoàn toàn tiền đò khi giáo viên qua dạy ở Hải Dương, nhằm động viên giáo viên đến dạy ở vùng khó khăn này.

X.T

Các tin khác