1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đời sống văn hóa cho trẻ hôm nay

VÀI SUY NGHĨ VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
CHO TRẺ EM HÔM NAY

Nguyễn Viết Chính

“Một trong những kẻ thù đáng sợ nhất của tuổi thiếu niên và đầu tuổi thanh niên là sự lạc hậu về đời sống xúc cảm và sự thẩm mỹ, là sự thể hiện thế giới nội tâm nghèo nàn” (Y. Xukhomlinxki). Vâng, đời sống xúc cảm và sự thẩm mỹ nói riêng đời sống văn hóa tinh thần nói chung đối với mọi người- nhất là với giới trẻ, thực sự có một ý nghĩa quan trọng. Chẳng thế mà Đảng và Nhà nước ta đã coi công tác chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cho trẻ em là một trong bốn mục tiêu lớn của Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, là quyền cơ bản của các em được quy định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trên địa bàn cả nước nói chung, trong thời gian qua, công tác chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em đã được các cấp, các ngành, các đơn vị đoàn thể xã hội quan tâm. Và cứ thế, đến hẹn lại lên, vào những dịp nhân các ngày lễ lớn- nhất là ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6; ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15-5; ngày sinh của Bác kính yêu 19-5; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12; và ngày hội mừng Đảng, mừng Xuân ...nhiều cuộc thi đua nhau nở hoa. Đó là Hội thi Tiếng hát hoa phượng đỏ, Ngày hội của bé, thi vẽ tranh theo chủ đề, thi kể chuyện sách, thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi bé khỏe, bé đẹp v.v... Những hội thi này rất có sức hấp dẫn đối với các em, thu hút các em tham gia một cách sôi nổi và nhiệt tình, và đây cũng chính là những giọt nước mát lành đầu nguồn để hình thành cho các em những hành vi ứng xử văn hóa đẹp, tạo tiền đề tốt đẹp cho việc hình thành nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, những hoạt động như vậy cũng góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng chung ngày càng thêm phong phú. Từ các hoạt động này, ở giới trẻ đã xuất hiện nhiều gương mặt tiêu biểu là những bông hoa đẹp trong vườn hoa người tốt, việc tốt đầy sắc, hương. Chính các em là những hạt nhân văn hóa góp phần tạo nên những nét đẹp mới trong nền văn hóa luôn mang đậm bản sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trong công tác chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em trong cả nước nói chung có lúc, có nơi, chưa thực sự đáp ứng được những nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các em. Các hoạt động văn hóa như đã nói ở trên thường mang tính chất “thời vụ”, đã có nhưng có bề nổi chứ chưa có bề sâu, đã có nhưng chỉ có ở những vùng, những địa chỉ thuận lợi chứ trẻ em nông thôn, vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn thì hầu như còn đó những khoảng trống khó bù đắp. Rất nhiều trẻ em sống trên vùng sông nước, kênh rạch, hay ở những vùng cao xa xôi chưa hề có khái niệm về cái Tết trung thu, không biết đến ngày Quốc tế thiếu nhi. Trong những lần đi thực tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, chúng tôi đưa ra một loạt tên các ca khúc trong 50 ca khúc viết về thiếu nhi hay nhất ở thế kỷ 20, phần lớn các em không thuộc lấy một câu trong số các ca khúc đó. Hỏi các em “đã bao giờ được tập trung đông đủ với nhau, cùng hát, cùng vui, cùng ăn kẹo chưa”, các em đều lắc đầu cười vô tư. Các em vẫn vô tư bởi các em chỉ biết rằng, cuộc sống của các em là vậy, các em chưa thấy được nỗi thiệt thòi không được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, và các hoạt động văn hóa tinh thần hết sức phong phú khác mà lẽ ra các em được hưởng. Tôi đã từng có những nỗi buồn khi được chứng kiến nhiều em không được cắp sách đến trường, chưa được tham gia vui chơi giải trí vì không có tiền nhập học, nhiều em được theo học, nhưng cũng được “tế nhị” mời ra khỏi lớp với lí do “chưa nộp lộ phí”. Mà có phải là cái thứ “phí” do Nhà nước qui định đâu- mà phần lớn đều do “phí làng”. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên má của các em tôi thấy nao lòng ...

Vì sao còn có những tồn tại như vậy ? Tôi đã nghe người ta nói nhiều, viết nhiều rằng “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”, “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, nhưng những câu khẩu hiệu như thế đôi khi lại chưa ăn sâu vào trong nhận thức của một số không ít người. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay, do cuộc sống cơm áo gạo tiền mà chỉ chăm lo đến cái phần “vật chất” cho con em họ, còn đời sống văn hóa tinh thần thì họ lại buông trôi. Tôi đã bao lần chứng kiến những nhóm trẻ chưa đến tuổi “trăng rằm” khoe với nhau rằng : “Hôm nay tao có đĩa 100% SEX”, “Về nhà tao xem, bữa nay ông bà già đi làm hết” ...Xem thái độ của chúng thì biết đây chắc hẳn không phải là lần đầu. Một thị hiếu văn hóa lệch lạc mà các bậc cha mẹ ít chịu để ý. Tôi lại buồn, ở cạnh nhà tôi, một gia đình mà cả hai vợ chồng đều là viên chức nhà nước, một cháu gái học lớp 5 xin tiền bố mua cuốn sách mà nó thích, ông bố quát : “Sách với vở, đồ vớ vẩn”, bà mẹ lừ mắt nhìn con bé, rồi như sực tỉnh, lẳng lặng đưa cho con bé ít tiền và một cái chai “đây, mua cho bố mày chai rượu, còn thừa thì mua sách”. Cơn lốc cuộc sống đã cuốn hút các ông bố bà mẹ vào đó. Họ đâu còn thì giờ để ngồi kể cho con nghe câu chuyện “Ngày xửa, ngày xưa...”, thậm chí, họ không có cả thì giờ để ru con, những khúc hát ru à ơi, ngọt ngào, ấm cúng; họ mua băng đĩa, con khóc chỉ việc mở băng ra, đã có người hát hộ, tội gì ... Thậm chí cả một số trường học, không chịu nhận giáo viên nhạc, họa được đào tạo chính qui về mà chỉ hợp đồng giáo viên. Lí do, thiếu giáo viên nhạc họa, nhưng chỉ tiêu biên chế đủ.  Chỉ điều đó thôi cũng cho thấy cái “lệ làng” to lắm, lớn lắm, quyền thế lắm ... Có lẽ có một số người đã cho rằng, cuộc sống này cần gì đến văn hóa tinh thần, đến âm thanh, nhạc điệu, màu sắc. Đó là điều đáng nguy hại. Cũng do nhận thức như thế, nên trong thực tế, sự đầu tư cho công tác chăm sóc đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em là rất khiêm tốn. Nhiều phường xã có nhà văn hóa, có khu vui chơi giải trí, nhưng lại ưu tiên cho người lớn (để có thu nhập), còn lại, cơ sở văn hóa cho thiếu nhi ở các huyện, thị trấn thì phần lớn vẫn đang ở tình trạng “nghèo” cả về cơ sở vật chất lẫn phương thức hoạt động.

Hậu quả về sự nhận thức lệch lạc trong đời sống văn hóa tinh thần là không thể lường được. Chúng ta xót xa, đau đớn trước những vụ án những cô cậu choai choai giết bạn tình với những hành vi man rợ nhất bởi đã tiếp thu một số ảnh hưởng của cuộc sống văn hóa tinh thần lệch lạc và đây đó, trong chốn học đường đã len lỏi vào những lối sinh hoạt văn hóa “không giống ai”...

Muốn đất nước đi lên CNH và HĐH, chúng ta rất cần đến nhiều thứ. Nhưng truyền thống văn hóa dân tộc phải luôn là cái gốc. Cái gốc đó phải vững vàng từ nhà trường, gia đình và xã hội. Muốn vậy, “phải xây dựng con người mới từ lúc mới lọt lòng và ở mọi lứa tuổi”, và văn hóa luôn là tinh hoa, là nền tảng cho mọi sự phát triển và mọi thành công...

N.V.C
   

Các tin khác