1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đưa con vào lớp một

ĐỌC BÀI THƠ “ĐƯA CON VÀO LỚP MỘT”
CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN SĨ ĐẠI

HOÀNG THỊ THU THỦY

Đưa con vào lớp một

Ngày mai con sẽ vào lớp một

Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn

Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít

Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn?

 

Bài học của con bao nhiêu người đã học

Đời thực hơn hay trang sách thực hơn?

Cha sống giữa việc đời từng đổi khác

Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con!

 

Mai con ơi, tất cả hãy ghi lòng

Mỗi ánh mắt sót quên, hồn sẽ nghèo biết mấy

Chữ nghĩa nhỡ quên đi có khi còn đọc lại

Nhưng bạn bè thì không dễ tìm đâu!

 

Tấm bảng đen thăm thẳm những chiều sâu

Con sẽ học, sẽ thành người đối chứng

Những định lý viết xong sẽ tan thành bụi phấn

Tan lớp về, xin chớ trắng lòng con.

 

Mai đến trường, cha biết nói gì hơn

Mai con bước vào thời tươi đẹp nhất

Nhưng con ạ, tháng ngày như chớp mắt

Chớ trễ tràng từ buổi học đầu tiên.

Cha bây giờ tóc đốm hoa hiên

Nhưng nỗi nhớ học trò còn như lửa

Cha đã sống phí hoài bao nhiêu điều có thể

Gửi theo con vào lớp sáng mai này.

 

Và bây giờ, nếu ao ước con ơi

Cha sẽ ước cuộc đời và trang sách

Ở thời con sẽ không dài khoảng cách

Để con sống như lòng, như sách, sống yêu nhau.

 

* Có lần, đọc trên báo, một nhà văn vừa tham quan ở Mỹ về kể rằng: ở Mỹ khi đưa con vào lớp một, cả cha và mẹ đều mang theo khăn mùi soa, vì khi con bước vào cổng trường cũng là lúc bố mẹ đều khóc, khóc vì cảm động, vì thương con, vì tự hào khi có một công dân “tí hon” vào đời… Lúc đó, tôi ước gì ở xứ ta cũng vậy. Rồi khi đọc bài thơ “Đưa con vào lớp một” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại, chợt nhận ra niềm ao ước không chỉ của riêng ai, mà của tất cả những người làm cha, làm mẹ…

* “Ngày mai con sẽ vào lớp một”, câu thơ viết trước khi con bước chân vào lớp một, nên dường như niềm cảm xúc trào dâng trên từng con chữ - ngày mai – con - sẽ - vào - lớp một, tách ra từng con chữ để nhận ra niềm xúc động thiêng liêng của tác giả. Nghĩa là con sẽ bước bước chân đầu tiên vào trường học, bước chân đầu tiên làm một học sinh, bước chân đầu tiên làm một công dân… Điều gì đang chờ đón con? “Sách giấy chờ kia trắng đến bồn chồn / Cô giáo trẻ và bạn bè ríu rít / Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn?” – không gian thu chứa cái nhìn đầy hy vọng từ cô giáo, từ bạn bè, từ sách vở, từ những bài học đầu tiên… Nghĩa là, với con ngày mai là cả một thế giới đầy ước mơ, đầy hy vọng…

“Thu xanh sáng trên đầu, cha biết nói gì hơn?” – câu hỏi tu từ đã diễn tả niềm bâng khuâng, sự hồi hộp, sự lo lắng và cả biết bao điều cha cần gửi gắm nơi con, đứa con mới đặt bước chân đầu tiên vào lớp một. Bằng kinh nghiệm, sự từng trải của người cha khi đã “tóc đốm hoa niên”, nhà thơ viết những câu thơ giản dị, chân thật tự đáy lòng “Bài học của con bao nhiêu người đã học / Đời thực hơn hay trang sách thực hơn? / Cha sống giữa việc đời từng đổi khác / Bài vỡ lòng còn nguyên vẹn cho con!”…

Với kinh nghiệm và sự từng trải, thì cha phải hỏi “Đời thực hơn hay trang sách thực hơn?”, nhưng với những gì gửi gắm với con thì vẫn “nguyên vẹn” bài “vỡ lòng” của ngày đầu tiên con vào lớp một. Những câu thơ chứa đựng cả tâm hồn, cả tình thương yêu và cả vẻ đẹp nhân văn cao cả. Ngày “khai trường” với những ai đã lớn, với những ai từng trải vẫn còn nguyên cái mới mẻ nhưng đã có cái suy tư của cuộc đời. Còn với con, khi đặt bước chân đầu tiên đến trường vẫn nguyên vẹn những gì trong sáng nhất, thiêng liêng nhất, bởi “Mai con bước vào thời tươi đẹp nhất”.

“Ngày mai con sẽ vào lớp một”, hãy nhớ nằm lòng những bài học đầu tiên “Mai con ơi, tất cả hãy ghi lòng / Mỗi ánh mắt sót quên, hồn sẽ nghèo biết mấy / Chữ nghĩa nhỡ quên đi có khi còn đọc lại / Nhưng bạn bè thì không dễ tìm đâu” - Lời dặn dò thật thẳm sâu nhân ái, bài học vỡ lòng vẫn nguyên vẹn trong cha là “tình bạn bè không dễ tìm đâu”. Dạy con thơ từ tình bạn chân tình, từ những gì trong sáng nhất, từ những kiến thức con cần ghi nhớ “Những định lý viết xong sẽ tan thành bụi phấn / Tan lớp về, xin chớ trắng lòng con” và “Nhưng con ạ, tháng ngày như chớp mắt / Chớ trễ tràng từ buổi học đầu tiên”…

Kết cấu trùng điệp làm nên cảm xúc song hành trong suốt bài thơ: từ cảm xúc, suy tư của cha chuyển sang dặn dò nhắn nhủ với con. Những lời nhắn nhủ ngắn gọn mà chứa đựng vẻ đẹp nhân văn ngàn đời của dân tộc. Dặn con giữ gìn tình bạn, dặn con quý trọng thời gian, dặn con ghi nhớ vào lòng bài học của thầy cô... Cha dặn dò con như thế, vì “Cha đã sống phí hoài bao nhiêu điều có thể”, nên mới “Gửi theo con vào lớp sớm mai này”…

* “Và bây giờ, nếu ao ước con ơi / Cha sẽ ước cuộc đời và trang sách / Ở thời con sẽ không dài khoảng cách / Để con sống như lòng, như sách, sống yêu nhau”… Niềm ao ước ở người cha tuy giản dị mà vô cùng lớn lao. Cả nhà trường, cả gia đình, cả xã hội đều có chung niềm ao ước đó. Niềm ao ước này gửi đến biết bao thế hệ học sinh “Ngày mai sẽ vào lớp một”, gửi đến tất cả  những ai háo hức đón chờ “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay”...

Thơ là kết tinh những gì tinh tuý nhất của cuộc đời. Bài thơ “Đưa con vào lớp một” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đúng nghĩa như thế. Những câu thơ chắt lọc từ tâm hồn, từ tình mẫu tử, từ trách nhiệm công dân, từ cái nhìn của người thầy, từ cái nhìn của người học… đã diễn tả thật giản dị mà sâu sắc, thật tự nhiên mà đầy suy tư niềm ao ước, niềm mong mỏi, niềm hy vọng vào những thế hệ học trò trước thềm năm học mới. Mỗi lời dặn dò, mỗi nỗi ước ao là kết tinh bao nhiêu giá trị, bao nhiêu vẻ đẹp ngàn đời của dân tộc. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn lấp lánh trong cuộc đời./.

H.T.T.T
   
       
   

Các tin khác