1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dùng hình thức giải ô chữ

DÙNG HÌNH THỨC GIẢI Ô CHỮ
ĐỂ DẠY TIẾT THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MINH HOẠ CỤ THỂ QUA TIẾT 24
NGỮ VĂN 11 CƠ BẢN

LÊ QUANG TIẾN

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Vấn đề đổi mới phương pháp dạy văn nói chung và Tiếng Việt nói riêng là “điểm nóng” của giáo viên (GV) bậc THPT. Riêng kiểu bài thực hành Tiếng Việt, thiết nghĩ chỉ áp dụng những phương pháp thông thường, truyền thống, hẳn bài dạy của giáo viên dễ tạo cảm giác khô khan, nhàm chán cho cả thầy lẫn trò.

Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một phương pháp dạy - học mới đối với một giờ dạy học cụ thể “Thực hành về thành ngữ, điển cố”. (Tiết 24 - Ngữ văn 11 - Ban cơ bản) thông qua hình thức giải ô chữ. Hình thức này không những giúp học sinh (HS) nắm vững kiến thức, nâng cao kỹ năng phân tích, vận dụng các thành ngữ, điển cố mà còn tạo cho học sinh sự thích thú, hứng khởi đối với môn Ngữ văn.

II. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

1. Chuẩn bị:

a. Giáo viên:

- Giáo án điện tử, ứng dụng phần mềm Violet.

- Giáo án truyền thống (phòng sự cố mất điện hoặc các địa phương chưa đầy đủ điều kiện áp dụng CNTT) soạn chi tiết các câu hỏi và đáp án về ô chữ.

Bảng phụ kẻ sẵn các ô để điền câu trả lời của HS (Nên viết sẵn đáp án và dùng băng giấy che lên, khi HS đáp đúng thì mở ô chữ).

- Chia nhóm học tập (Nên chia thành 4 nhóm).

b. Học sinh:

- Bài soạn trước ở nhà cho tiết 24.

- Sách Ngữ văn - 11 tập 1.

- Bảng con và bút để luyện tập đặt câu.

2. Cách thức thực hiện:

a. GV chiếu ô chữ lên giao diện (chưa có chữ) hoặc treo bảng phụ đã kẻ sẵn các ô để điền chữ. (Chưa có chữ hoặc chữ đã bị che lấp).

b. GV hướng dẫn luật chơi (HS tự do giơ tay xin mở hàng ngang hoặc GV chỉ định nhóm chọn mở hàng ngang, cả nhóm thảo luận và cử một đại diện HS trả lời).

c. Sau khi HS chọn hàng ngang, GV chiếu (hoặc đọc) nội dung câu hỏi tương ứng. Nếu HS đáp đúng, ô chữ hàng ngang đó sẽ được chiếu lên (hoặc để HS đó lên tự tay lật mở ô hàng ngang). Nếu HS đó trả lời sai, GV cho các HS khác (hoặc thành viên trong nhóm đó) có quyền trả lời. Nếu HS vẫn không đáp đúng, hàng ngang đó tạm thời bỏ qua.

d. Sau mỗi hàng ngang được mở, GV đặt câu hỏi về cấu tạo, giá trị nghệ thuật của thành ngữ (hay điển cố) đó. GV kết hợp trình chiếu những hình ảnh minh hoạ cho nội dung, ý nghĩa ô chữ hàng ngang vừa được lật mở.

e Kết thúc phần lựa chọn ô hàng ngang, sẽ có hai khả năng xảy ra:

Khả năng 1: Toàn bộ ô hàng ngang được lật mở. GV chốt lại tiêu đề bài học, cũng là nội dung từ chìa khoá (ô hàng dọc) xuất hiện rõ trên ô chữ.

Khả năng 2: Còn một số ô hàng ngang chưa được lật mở hết. (Tùy thực tế để GV lựa chọn hình thức gợi ý hay lật mở một vài ô chữ).

g. GV tổ chức cho mỗi nhóm đặt câu với mỗi thành ngữ và mỗi điển cố cho sẵn vào bảng nhỏ, sau đó GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV tổng kết, đánh giá bằng điểm số.

3. Câu hỏi và đáp án cụ thể:

(Xem đáp án ô chữ ở bảng dưới)

- Hàng ngang số 1 : Gồm 13 chữ cái - Đây là thành ngữ (TN) xuất hiện trong bài thơ “Thương vợ”, Tú Xương tự coi mình là cái nợ đời, bà Tú một mình phải nuôi cả chồng và con.

Hàng ngang số 2: Gồm 14 chữ cái - Đây là TN biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.

Hàng ngang số 3: Gồm 5 chữ cái - Đây là điển cố (ĐC) ý nói một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác lâu như ba năm.

Hàng ngang số 4: Gồm 14 chữ cái - Đây là TN chỉ việc làm lụng vất vả, cực nhọc dưới nắng mưa.

Hàng ngang số 5: Gồm 7 chữ cái - Đây là ĐC nói về Từ Hải biết Thúy Kiều hàng ngày ở lầu xanh phải tiếp khách làng chơi nhưng chưa hề thích ai.

Hàng ngang số 6: Gồm 7 chữ cái - Đây là ĐC nói về công lao của cha mẹ đối với con cái.

- Hàng ngang số 7: Gồm 1 4 chữ cái - Đây là TN biểu hiện tính chất hung bạo, thú vật của bọn người vô nhân tính.

- Hàng ngang số 8: Gồm 9 chữ cái - Đây là ĐC xuất hiện trong bài “Khóc Dương Khuê” gợi chuyện chiếc giường để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn.

Hàng ngang số 9: Gồm 13 chữ cái - Đây là TN biểu hiện lối sống tự do, ngang tàng, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào.

- Hàng ngang số 10: Gồm 6 chữ cái - Đây là ĐC xuất hiện trong bài thơ “Khóc Dương Khuê” gợi chuyện Bá Nha - Tử Kỳ để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn.

- Hàng ngang số 11 : Gồm 13 chữ cái - Đây là ĐC để nói Thúy Kiều nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở lại tìm thì nàng đã thuộc về người khác mất rồi.

- Hàng ngang số 12: Gồm 14 chữ cái - Đây là TN ý nói làm việc qua loa, không đi sâu đi sát.

Hàng ngang số 13: Gồm 14 chữ cái - Đây là TN ý nói vừa mới đến, còn lạ lẫm.

Hàng ngang số 14: Gồm 15 chữ cái - Đây là TN nói về thói chơi trội của những kẻ ít tuổi, non nớt nhưng muốn dạy khôn cho người từng trải.

 

III. KẾT LUẬN:

Với việc áp dụng hình thức mới “Chơi mà học” cho bài thực hành Tiếng Việt, học sinh sẽ được thoải mái hơn so với những giờ học trước - HS được tự mình tham gia vào cuộc chơi đầy hấp dẫn, lý thú, được hồi hộp, đợi chờ, tò mò và hứng khởi khi lật mở đúng ô chữ, kèm theo đó là nhận được điểm tốt, lời ngợi khen của giáo viên và tràng pháo tay cổ vũ, chúc mừng của bạn bè cả lớp.

L.Q.T
   

Các tin khác