1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Gét chuật

NHÂN NĂM MẬU TÝ, ĐỌC LẠI BÀI THƠ
“GHÉT CHUỘT” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

VĨNH BA
Hương Trà, TT.Huế

Chuột là một biểu tượng đứng đầu 12 chi theo cách tính lịch của người Trung Hoa và Việt Nam. Nhiều người gọi chuột là “ông thiêng” và tin rằng chúng có linh tính nghe biết được những điều kín đáo và bí mật. Chúng luôn đục khoét mọi kho lẫm, ruộng đồng để kiếm thức ăn như lúa bắp đậu mè một cách tài tình, và ăn rất tạp. Do đó, chuột trở thành một kẻ thù không đội trời chung của người nông dân.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ghét loài chuột như bao người nhưng ông lại thấy ở chúng một nội dung mới, một hình tượng rất sinh động.

Mở đầu bài thơ Tăng thử (Ghét chuột), ông đã giới thiệu về người nông dân Việt ta một cách mộc mạc:

Duy thiên sinh chưng dân                  Trời sinh ra bao người
Bão noãn các hữu dục                      No ấm thảy ao ước
Ô hoàng cổ thánh nhân                      Ôi! Thánh nhân biết thời
Giác dĩ nghệ ngũ cốc                         Dạy cho trồng ngũ cốc   
Phụ mẫu ngưỡng tri sự                     Trên nuôi lấy mẹ cha
Thê tử phủ tri dục                              Dưới lo vợ con tất         

Nói như thế, ta thấy Bạch Vân cư sĩ đã thấu hiểu đời sống nông dân ta. Họ là những con người do trời sinh ra nhưng chỉ dám có ước mơ nhỏ bé là được ấm no. Họ đâu dám mơ xa đến cái ngon hay cái đẹp. Các bậc thánh nhân dầu biết vậy cũng chẳng ban cho họ thức ăn ngon ngọt như Chúa Trời trong Kinh Cựu Ước ban bánh mana và thịt chim cút cho người Do Thái đói khổ. Họ chỉ dạy cho người dân cái nghề trồng trọt để rồi con người phải lao khổ vất vả mà tự kiếm ăn. Hãy làm mà ăn, mà nuôi lấy gia đình ngươi. Đó là ý chỉ của bậc thánh nhân, là bổn phận của người thế tục. Lao động là lẽ sống. Đó là một vinh quang mà con người có được. Từ xa xưa quan Trạng họ Nguyễn đã khẳng định một chân lí và cũng từ đó lên án một tệ nạn khác mà ta sẽ thấy ở phần sau bài thơ.

Song le, cái phận tầm thường đó cũng chẳng yên thân:

Thạc thử hồ bất nhân!           Chuột lớn thật bất nhân!
Thảo thiết tử âm độc             Gậm khoét mày quá độc
Nguyên dã hữu cảo miêu       Ruộng đồng trơ rơm khô
Lẫm dữu vô dư túc                Kho lẫm cạn gạo thóc
Lao phí nông dân thán           Tiêu tốn dân cày than
Cơ tích điền phụ khấp           Đói gầy vợ con khóc
Dân mệnh vi chí trọng            Mạng người đáng trọng thay
Tăng hại hà thái khốc            Sao nỡ hại tàn khốc)

Rõ ràng Bạch Vân cư sĩ đang lên án tội ác của chuột. Nào dân đói gầy, nào mất công của, nào mạng người mỏng thay, nào cuộc sống cơ khổ. Vì sao vậy? Vì lũ chuột đã cắn nát lúa non ngoài đồng nên ruộng trơ rơm khô. Chính lũ chuột đã gặm sạch lúa thóc trong kho lẫm nên dân đen gầy đói. Loài đục khoét này chỉ tận sức làm sao cho no cái bao tử của chúng mặc cho người nông dân khóc hận khi trong cảnh cùng khốn này. Thật là một cảnh tượng quá thảm thiết đau thương !

Lẽ tất nhiên, bài thơ không hẳn chỉ có vậy.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), hay còn được người đương thời tôn xưng là Tuyết Giang phu tử, lớn lên dưới thời Lê Uy Mục (1505 – 1509) và Lê Tương Dực (1510 – 1516) rồi gặp loạn Mạc Đăng Dung. Đây là một thời kỳ nhiễu nhương bi đát của triều Hậu Lê, vua chúa thì hoang dâm, dân chúng thì mất mùa đói khổ. Sang thời Nam Bắc triều (1527 – 1592), ông thi đỗ Trạng Nguyên dưới đời vua Mạc Thái Tông. Nhà Mạc không được lòng dân vì mang tiếng tiếm quyền nên quanh năm giặc giã. Nạn đao binh giữa các phe Mạc, Lê, Trịnh khiến đất nước không có mấy ngày thái bình. Dân chúng lại lầm than vì chiến tranh liên miên, còn quan lại thì vẫn cái thói muôn đời tham lam vơ vét, luồn cúi hống hách trong một nền triều chính hủ bại. Dù được nhà Mạc trọng đãi, giao chức Lại bộ Tả thị lang tước Đông các đại học sĩ và sau phong làm Trình Tuyền hầu, ông đã ngao ngán thế thái nhân tình trong chốn triều ca. Sau khi dâng sớ đòi chém 18 gian thần mà không được chấp thuận, ông cáo hưu, giống những danh nho đời trước Chu Văn An, Nguyễn Trãi… để về ở ẩn, dạy học, thoát cái giàm danh lợi quan trường mà vui thú điền viên. Danh đồ của ông phải kể đến Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh…

Triều đình cũng đầy loài chuột bọ gian ác như thế nhưng lũ tham tàn đó vì sao vẫn tồn tại, trong “Ghét chuột”, ông đã nói rõ hơn:

Thành xã ỷ vi gian                 Núp tận trong đền, thành
Thần nhân oán mãn phúc       Thần, người đều căm tức

Lũ chuột đã khôn ngoan đào hang moi ổ, núp tận trong đền xã, trong thành trì để được che chở bởi các thế lực thánh thần sa đoạ và triều chính hủ bại hầu tự do tha hồ đục khoét và tránh né sự truy bắt. Với sự ranh ma quỉ quái đó, thánh thần cũng phải căm tức thì hẳn không thể chỉ là mấy con vật tham ăn vô tri. Tới đây lũ chuột đã hiện nguyên hình. Chúng chính là 18 lộng thần ông từng dâng sớ đòi chém. Chúng chính là những lũ tham quan, ô lại, quen thói cưỡng hại và bóc lột người nông dân nghèo khổ chân lấm tay bùn. Chúng là lũ người bất nhân đã ngồi không mà thụ hưởng những thành quả đầy mồ hôi nước mắt của nhân dân. Chúng quen thói ngồi mát ăn bát vàng. Dùng hình ảnh lũ gặm nhấm để biểu thị bọn quan tham đang ngày đêm đục khoét kho lẫm của đất nước, xâu xé cuộc sống của lê dân thì không còn gì sinh động hơn.

Đọc đến đây hẳn ta cảm nhận được tấm lòng nhân ái bao la của Trình Tuyền hầu Nguyễn Bỉnh Khiêm, một tấm lòng mà chỉ những người không màng lợi lộc cá nhân, luôn “nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”, những người “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” giữa lòng nhân dân lao động mới có được. Với những con người dân dã nghèo hèn khác, họ chia sẻ những “một mai một cuốc một cần câu” rất đời thường, họ vui hưởng những “thu ăn măng trúc đông ăn giá” rất đạm bạc và an bần lạc đạo. Và cũng vì thương dân yêu nước, họ chẳng thể nào không gào lên căm phẫn trước những thống khổ của dân lành:

Nhiêu thất thiên hạ tâm          Đã mất lòng dân rồi
Tất thụ thiên hạ lục                Tất phải bị giết chóc
Thị triều tứ nhĩ thi                  Phơi thây chốn thị triều
Ô diên trách nhĩ nhục             Cho quạ diều rỉa móc

Không ai nghi ngờ gì về tấm lòng cao cả của quan Trạng họ Nguyễn. Không chỉ yêu cái thiện mà còn ghét cái ác. Đó là vai trò muôn đời của bậc sĩ phu trong thiên hạ.

Ngày xuân ta hãy cùng ước mơ với cụ

Tận sử điêu sái dân               Khiến cho bao dân đen
Cộng hưởng thái bình phúc    Cùng hưởng nhiều hạnh phúc.

V.B
Tháng 11/2007

Các tin khác