1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Gia đình ở nông thôn

MỘT GIA ĐÌNH Ở NÔNG THÔN
CÓ 5 CON ĐỀU HỌC GIỎI

VÕ VĂN DẦN

Làng Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, TT.Huế) được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến với nghề truyền thống làm hoa giấy. Chính ở ngôi làng mộc mạc nằm ven sông Hương này, có gia đình anh Đinh Quang Đổng 52 tuổi, chị Trần Thị Hoa 49 tuổi có cả 5 người con đều học giỏi và rất hiếu thảo.

Gặp chúng tôi vào một buổi chiều mùa đông khí trời se lạnh trong căn nhà cấp bốn, mái ngói cũ kỹ nhưng rất gọn gàng, ngăn nắp, em Đinh Quang Tuấn (con anh Đổng) tỏ ra bối rối khi nghe tôi hỏi về chuyện học hành và thành tích của em. Tuấn đáp: “Có chi mô thầy ! Thành tích của chúng em chẳng có gì đáng kể”. Thoạt nhìn, tôi chợt nghĩ Tuấn quả thật khiêm tốn và giản dị như chính ngôi nhà và làng quê em đang ở. Sau một hồi nghe tôi “thuyết phục”, Tuấn mới mạnh dạn “tâm sự”. Tuấn sinh năm 1992, hiện là học sinh lớp 10 chuyên Toán trường ĐH Khoa học Huế. Liên tục chín năm học ở trường làng, Tuấn đều đạt học sinh giỏi (HSG); đặc biệt khi còn là học sinh của trường THCS Phú Mậu, em dự thi HSG cấp huyện và cấp tỉnh đều đạt giải (các năm học lớp 6,7,8: Tuấn thi HSG huyện đạt giải nhì môn Toán, giải ba các môn Hóa học, Anh văn, máy tính bỏ túi). Năm học 2006-2007 vừa qua, em thi HSG cấp tỉnh đạt cả ba giải: giải nhì môn sinh học, giải ba máy tính bỏ túi, giải khuyến khích Toán. Vừa học giỏi lại vừa khiêm tốn, giản dị nên Tuấn được thầy cô yêu mến, bạn bè quý trọng. Hiện em đang phấn đấu để đạt HSG khối chuyên Toán của trường ĐH Khoa học Huế trong năm học 2007-2008 này.

Sở dĩ, có được thành tích như trên trước hết phải kể đến sự nỗ lực rèn luyện của bản thân em. Phương châm của Tuấn là: “Tự học là chính”. Những vấn đề gì chưa hiểu trong nội dung bài học. Tuấn tìm đến thầy cô để hỏi ngay. Em luôn suy nghĩ tìm tòi những cái mới. Ngoài sự chăm chỉ phấn đấu liên tục của bản thân, Tuấn còn được thừa hưởng môi trường giáo dục tốt của gia đình: bố mẹ nghiêm khắc, mẫu mực, các chị đều có trình độ Đại học.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Đinh Quang Đổng tâm sự: “Để tài sản, tiền bạc cho con không bằng để lại cho nó “cái đầu”, vì thế vợ chồng tui phải hy sinh tất cả để cho chúng học tập và thỏa mãn được ước nguyện”.

Còn Đinh Thị Minh Thảo sinh năm 1982 (chị đầu của Tuấn) đã tốt nghiệp ĐH Khoa học Huế chuyên ngành tiếng Anh, nay đang làm việc cho một Công ty ở quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Được biết hiện nay Thảo vừa công tác vừa theo học trường Đại học Ngoại thương TP.HCM để có bằng Đại học thứ hai.

Đinh Thị Minh Hạnh sinh năm 1984 (chị thứ nhì của Tuấn), năm học 2005-2006, tốt nghiệp Đại học loại giỏi và được tuyển thẳng vào học Cao học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Huế.

Chị thứ ba của Tuấn, Đinh Thị Minh Hảo sinh năm 1987 hiện đang là sinh viên năm thứ ba của trường ĐH Y khoa Huế. Hai năm học đầu tiên ở trường Đại học Y khoa, Minh Hảo đều đạt danh hiệu sinh viên giỏi của trường. Ngoài học tập Hảo còn tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội ở nhà trường và ở địa phương. Ở nhà, Hảo là người chị gương mẫu và quan tâm hướng dẫn việc học tập của các em.

Em út của Quang Tuấn, Đinh Quang Quý, suốt năm năm học ở trường tiểu học Phú Mậu I đều đạt danh hiệu HSG.

Nghe Tuấn kể chuyện gia đình lòng tôi bồi hồi nhớ về kỷ niệm xưa. Trước đây tôi cũng đã từng dạy và làm chủ nhiệm lớp của hai chị em Minh Hảo và Quang Tuấn ở trường THCS Phú Mậu. Tôi thầm tự hào về những học sinh giàu nghị lực, cần cù rèn luyện không biết mệt mỏi, vượt qua muôn vàn khó khăn của cuộc sống thường nhật để vươn lên tự khẳng định mình giữa miền quê bình dị và còn nhiều gian khó này.

V.V.D

Các tin khác