1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Giải đáp lịch sử

ĐỌC TÁC PHẨM BÁC HỒ
ĐỂ GIẢI ĐÁP LỊCH SỬ

Phạm Hồng Việt

Trong quá trình tham gia công việc giảng dạy lịch sử ở THPT và ở Đại học, chúng tôi thường phải giải đáp những thắc mắc do học sinh nêu ra. Có những thắc mắc, chúng tôi có thể giải đáp ngay nhưng có thắc mắc “hơi bất ngờ”, phải hẹn trả lời cho học sinh vào một dịp khác. Đối với những thắc mắc không thể giải đáp ngay, về nhà chúng tôi phải tra cứu, đọc lại sách vở, tài liệu. Tác phẩm “Hồ Chí Minh toàn tập” đã giúp ích rất nhiều trong việc giải đáp một số thắc mắc do học sinh nêu lên. Xin được nêu ra một số lần nhờ đọc tác phẩm của Bác Hồ, mà chúng tôi có thể trả lời một số câu hỏi của học sinh về lịch sử thế giới cũng như về lịch sử dân tộc.

Một lần, khi giảng vừa xong công trình Kim Tự Tháp của Ai Cập cổ đại, có một học sinh nêu một câu hỏi bất ngờ: “Thưa thầy, trong Kim Tự Tháp chỉ có xác của người thôi hay còn có xác của vật nữa?” Tôi định nói “làm gì có xác của vật trong Kim Tự Tháp”, nhưng đã kìm lại vì “phòng xa” và hẹn sẽ trả lời em trong các bài sau vì lý do “tiết học đã hết giờ”. Về nhà nhớ mang máng hình như đã có đọc một số đoạn của Bác Hồ viết về di tích lịch sử thời cổ trung đại và cuối cùng tôi đã tìm được một đoạn nhật ký do Hồ Chủ tịch ghi lại khi Người ghé thăm Kim Tự Tháp vào năm 1946, trên đường Người đi thăm nước Pháp. Bác ghi trong nhật ký: “Ngày 9-6-1946, cùng mấy anh em trong phái đoàn đi xem Kim Tự Tháp Sekharat tại Ai Cập. Tháp này lâu đời hơn tháp ở Le Caire. Và ở đây có những “mả chôn bò” đời xưa. Mả ở trong một cái hầm sâu và rộng thênh thang. Vào xem phải có đèn đuốc. Cách một đoạn lại có một mả bò. Bây giờ chỉ còn hòm chứ bò không còn nữa. Hòm làm bằng đá, mài trơn lỳ hoặc có chạm trổ, dài hơn 3 thước tây, ngang chừng 2 thước, cao hơn 2 thước, đặt trên những bệ bằng đá. Đó cũng là những công trình to tát”. Chẳng những Bác Hồ tận mắt thấy có “mả bò” và thông báo lại trong nhật ký của mình mà còn giải thích vì sao lại có “mả bò” chôn trong Kim Tự Tháp: “Vì tôn giáo đời xưa xem bò là một thứ súc vật thiêng liêng, cho nên kính trọng nó như thế. Bây giờ ở Ấn Độ cũng vẫn còn kính trọng bò” (1).

Một lần khác, khi giảng về lịch sử Pháp, có học sinh hỏi: “Sau khi bị thất bại, số phận của Napôlêông được kết thúc như thế nào?” Sách giáo khoa có cho biết về vấn đề này, nhưng trong tác phẩm của Hồ Chủ tịch, câu hỏi trên đây có lời giải đáp khá rõ. Bác viết trong nhật ký: “Ngày 26-7-1946, đi xem lâu đài và rừng Fontainebleau. Trong rừng phong cảnh rất xinh đẹp. Lâu đài kiến trúc cực kỳ xa hoa. Ngày trước các vua Pháp thường đến nghỉ ở đây. Khi vua Napôlêông thứ nhất thất bại, khởi hành từ đây, từ biệt nước Pháp đi đến chỗ bị đày ở đảo Sainte Helene. Vậy nên có một sân gọi là “sân từ biệt”. Trong lầu còn để những phòng sách, áo quần, giường nằm, những vật kỷ niệm, và một cái mặt nặn bằng sáp khi mới chết của vua Napôlêông. Sau mấy năm bị đày, Napôlêông chết tại đảo. Ít lâu sau, Chính phủ mang xương cốt về Pari”. Hồ Chủ tịch đã đến nơi có lăng của Napôlêông. Người kể lại: “Trước khi vào lăng, Người được giao một chìa khoá to bằng vàng để mở cửa lăng. Cửa này chỉ khi nào có khách quý đến thăm mới mở. Đi xuống tam cấp bằng đá hoa thì đến mả. Quan tài làm bằng đá bảo thạch, sắc hồng, mài trơn lỳ, trông vào lóng lánh. Đá này do vua Nga đời trước tặng. Chung quanh có lan can đá vây tròn. Đứng ngoài lan can trông vào chứ không đến sát được. Ở những gian phòng chung quanh có những lăng các công thần của vua Napôlêông. Trên thì tượng đá, dưới thì quan tài bằng đá” (2). Trong bài giảng về “Chiến tranh thế giới thứ II”, học sinh thường muốn được giải đáp về “Chủ nghĩa phát xít”. Hồ Chủ tịch đã có lần giải thích về bản chất của chủ nghĩa phát xít như sau: “Phát xít là một hình thức phản động nhất, hung ác nhất của chuyên chính tư bản đế quốc. Vì chúng không thể thống trị bằng cách giả nhân giả nghĩa, giả dân chủ như thời xa xưa nữa. Chúng khủng bố một cách cực kỳ ghê tởm, cực kỳ dã man tất cả những người và những đoàn thể tiến bộ, dân chủ và yêu chuộng hoà bình. Chúng đặt ra cái thuyết “nòi giống”. Người Đức là nòi giống cao quý, trời sinh ra họ để trị vì thiên hạ. Người các nước khác là nòi giống đê hèn, phải chịu phát xít Đức thống trị. Người Do Thái là nòi giống ma quỷ, phải tiêu diệt cho hết! Chủ nghĩa phát xít đã gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đã giết chết hơn 30 triệu người, thiêu huỷ hàng ngàn thành phố và hàng ngàn làng mạc” (3).

Trong tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh cung cấp cho người đọc rất nhiều tri thức về lịch sử thế giới như nhận thức thế nào về Khổng Tử, lăng Tagiơ Mahan ở Ấn Độ được xây dựng như thế nào, Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu ra sao, hiểu thế nào về “mặt trận thứ hai” trong chiến tranh thế giới thứ hai, sự thật về những quả bom nguyên tử Mỹ thả ở Nhật, đặc điểm của các nhân vật lịch sử như Găng-đi, Tôn Trung Sơn, Lênin..., và còn rất nhiều vấn đề khác... Nhưng nhiều hơn là Bác dành không ít trang viết về lịch sử Việt Nam. Đọc tác phẩm của Bác, độc giả mà trước hết là giáo viên lịch sử có thể tìm thấy rất nhiều lời lý giải lịch sử lý thú và hấp dẫn về lịch sử dân tộc.

Về mối quan hệ giữa “Tâm Tâm xã” và “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”, Bác giải đáp: “Năm 1924, một vài thanh niên Việt Nam học ở Trường Quân sự Hoàng Phố và một số thanh niên sống ở Quảng Châu tổ chức ra “Tâm Tâm đảng” (4) với ý nghĩa “Tâm tâm tương ấn” (5). Hành động đầu tiên cũng là hành động cuối cùng của họ là vụ nổ bom mưu sát Toàn quyền Đông Dương khi y đến thăm Sa Diện (6). Ít lâu sau, đoàn thể này cải tổ thành “Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội” (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên).

Có lần khi giảng về lịch sử Việt Nam chúng tôi đã dựa vào ý kiến của Nguyễn Ái Quốc để giải đáp câu hỏi của học sinh: “Trong thời kỳ 1936 - 1939, Đảng có ra hoạt động công khai không?”. Trong “Báo cáo của Việt Nam gửi Quốc tế cộng sản” (12-7-1940), Nguyễn Ái Quốc viết: “Năm 1936, sau khi Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi, một số cải cách tiến bộ đã được thực hiện ở Đông Dương. Chẳng hạn, chấm dứt khủng bố trắng, nhiều tù chính trị được tha. Mặc dầu vẫn trong tình trạng bí mật hoàn toàn, nhưng công tác của Đảng có phần dễ dàng hơn. Đảng tuy bí mật, song báo chí của Đảng lợi dụng những danh nghĩa khác nhau đã công khai xuất bản. Sau năm 1938, ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ, báo Đảng hoàn toàn công khai và nhanh chóng trở thành những tờ báo có ảnh hưởng rộng lớn. Ở đây, chúng tôi cần nêu ra một đặc điểm rất lý thú của Đảng Cộng sản Việt Nam mà e rằng nhiều đảng anh em trên thế giới không có: Đảng có hai loại đảng viên, đảng viên bí mật và đảng viên công khai. Những đồng chí trước đây bị bắt, bị tù đày, được tha sau năm 1936, là những đảng viên công khai. Các đồng chí này công khai hoạt động, như phụ trách báo chí của Đảng, tham gia các phong trào quần chúng với danh nghĩa Đảng, lấy danh nghĩa Cộng sản ứng cử vào các hội đồng dân biểu kỳ, tỉnh. Có người nhân danh Chi bộ Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp để thực hiện các chính sách của chúng tôi. Do đó, không chỉ trong quần chúng công nông mà trong nhân dân nói chung, ảnh hưởng của Đảng tương đối lớn” (7).

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Pắc Bó tháng 5 - 1941 đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh). “Nhờ đâu mà Việt Minh có được vai trò quan trọng đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám?”. Về vấn đề này, Hồ Chủ tịch đã giải đáp sáng tỏ:

“Việt Minh sở dĩ được một ít thành công là nhờ có chính sách đúng:

a. Việt Minh đoàn kết toàn dân, tranh độc lập cho Tổ quốc

Việt Minh quyết định đánh cả Nhật, cả Pháp. Trong lúc chỉ mới có một nhóm đồng chí và hai bàn tay trắng, trong lúc Nhật - Pháp liên hiệp để áp bức phong trào ái quốc, quyết định như thế có người cho là điên rồ. Nhưng kết quả đã tỏ rằng chính sách Việt Minh là đúng.

b. Đối ngoại, Việt Minh đi với phe dân chủ. Trong lúc phát xít Đức, Ý, Nhật đang ngang trời dọc đất, đánh đâu thắng đó, trong lúc các nước dân chủ đang lâm vào những bước thất bại đau đớn, định chính sách như thế cũng có người cho là điên rồ. Nhưng Việt Minh lúc bấy giờ đã đoán trước rằng Đồng minh dân chủ nhất định sẽ thắng lợi. Kết quả cũng chứng tỏ rằng chính sách của Việt Minh là đúng.

c. Trong lúc Nhật và Pháp hợp tác chặt chẽ, Việt Minh đoán trước chúng sẽ phản nhau. Việt Minh đã chuẩn bị kế hoạch để lợi dụng cơ hội đó. Kết quả cũng chứng tỏ rằng chính sách Việt Minh là đúng.

d. Việt Minh từ đầu đã chắc chắn tranh được độc lập cho nên định kế hoạch lập Khu giải phóng. Kết quả cũng chứng tỏ chính sách Việt Minh là đúng”(8).

Như vậy Việt Minh rất sáng suốt: khi mới ra đời quyết định đánh cả Nhật lẫn Pháp; đứng về phe dân chủ khi phe dân chủ đang thất bại đau đớn; biết trước Nhật sẽ phản Pháp nên chuẩn bị kế hoạch để lợi dụng cơ hội, lập Khu giải phóng. Chủ trương sáng suốt của Việt Minh đã góp phần đảm bảo Cách mạng tháng Tám thắng lợi.

Có lần khi giảng về Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI
(12 -1986), chúng tôi gặp một câu hỏi rất bất ngờ của học sinh.

“Đường lối đổi mới của Đảng hiện tại khác trước nhiều: Việt Nam cho phép thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa được tồn tại và phát triển, cho phép các nhà tư bản nước ngoài vào kinh doanh, Việt Nam có quan hệ tốt với cả một số nước từng đưa quân đội vào xâm lược nước ta, một đường lối như thế có phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh không?”

Chúng tôi trả lời với học sinh theo cách suy luận chung chung rằng “Đường lối đổi mới của Đảng là muốn cho dân giàu nước mạnh - đó cũng là mong ước của Bác Hồ”. Tiếp tục đọc kỹ tác phẩm của Bác Hồ, chúng tôi bắt gặp nhiều ý kiến của Bác, thấy rất thống nhất với đường lối của Đảng hiện tại. Ngày 16 - 7 - 1947, Bác nói với một nhà báo nước ngoài rằng... “Tư sản Việt Nam đã bị kinh tế thực dân đè nén không cất đầu lên được, khiến cho kinh tế Việt Nam đã bị tiêu diệt, dân cùng, tài tận. Trái lại, chúng tôi chủ trương làm cho tư bản Việt Nam phát triển. Mà chỉ có thống nhất và độc lập thì tư bản Việt Nam mới có thể phát triển.

Đồng thời chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước khác thật thà cộng tác với chúng tôi. Một là để xây dựng lại Việt Nam sau lúc bị chiến tranh tàn phá, hai là để điều hoà kinh tế thế giới và giữ gìn hoà bình”(9).

Vào tháng 3-1949, Hồ Chủ tịch nói với các nhà báo nước ngoài: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”. “Sự giao thiệp thân thiện với tất cả các nước khác đều cần thiết cho nền độc lập và sự ổn định của nước Việt Nam”(10).

*    *

*

Những lời giải đáp rút từ tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết này chỉ là một số ví dụ. Bác có rất nhiều ý kiến giúp chúng ta sáng tỏ nhiều câu hỏi được đặt ra trong các bài giảng lịch sử. Vì thế giáo viên lịch sử đọc “Hồ Chí Minh Toàn tập” là rất cần thiết. Bác Hồ không phải là nhà viết sử chuyên nghiệp, nhưng để phục vụ cách mạng mà Bác cần có tri thức lịch sử. Do đó để giải đáp mọi vấn đề của lịch sử, giáo viên lịch sử không chỉ đọc tác phẩm của Bác Hồ mà cần đọc rộng, đọc nhiều, suy nghĩ nhiều và thường xuyên liên hệ, gắn bó với đời sống hiện tại. Đó cũng là cách học tập Bác Hồ để dạy tốt và học tốt bộ môn lịch sử.

P.H.V

Các tin khác