1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hình ảnh Bác Hồ

HÌNH ẢNH BÁC HỒ
QUA NHỮNG CÂU CHUYỆN KỂ

Hình ảnh Bác Hồ qua những câu chuyện kể thì rất nhiều, mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa giáo dục sâu sắc và những bài học làm người đối với mỗi một chúng ta. Còn nhớ, trước cách mạng tháng Tám năm 1945, đại bộ phận nhân dân ta còn chưa biết chữ - nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhưng những năm tháng đó, tại Cao Bằng, do có sự ảnh hưởng của các chiến sĩ cách mạng nên một số người đã tỏ ra ham học chữ quốc ngữ. Trong đó có một cháu gái tên là Nông Thị Trưng. Cháu Trưng rất say mê với con chữ. Hàng ngày cháu lấy than viết những con chữ lên trên các vách đá núi, lấy que vẽ những hình ảnh em thích lên mặt đất... Biết chuyện, Bác Hồ đã gửi cho Trưng một số tập vở, cây viết với bài thơ : “Vở này ta tặng cháu yêu ta/ Tỏ chút tình yêu cháu gọi là/ Mong cháu ra công mà học tập/ Mai sau cháu giúp nước non nhà” (Hồ Chí Minh toàn tập, T3). Năm 1947, cả nước ta đang ra sức thi đua theo lời Bác lập công đánh giặc Pháp xâm lược. Gái trai, già trẻ ai ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước và ghét giặc. Tại chiến khu II (cũ), có nhiều em thiếu nhi rất hăng hái trong phong trào này. Đặc biệt, có hai em là Phạm Đỗ Hải và Lê Văn Thục đã rất thông minh, dũng cảm trong cách đánh Tây. Em Phạm Đỗ Hải thì bị giặc bắt, em đã tìm cách trốn thoát. Không những thế, em còn tuyên truyền, tác động được hai lính Tây. Hai người lính Tây này cảm phục trước tinh thần dũng cảm của em Hải, đồng thời nhận thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến nên đã đồng ý theo em trốn về phía kháng chiến. Được tin, Bác liền làm thơ khen tặng gửi em Phạm Đỗ Hải. Thơ rằng: “Bác được tin rằng/ Cháu làm liên lạc/ Bị giặc bắt được/ Lại trốn thoát ngay/ Mang hai lính Tây/ Theo về bộ đội/ Thế là cháu giỏi/ Biết cách tuyên truyền/ Bác gửi lời khen/ khuyên cháu gắng sức/ Học hành công tác/ Tiến bộ luôn luôn/ Gửi cháu cái hôn/ Và lòng thân ái”. Còn em Lê Văn Thục thì dùng súng tự tạo đưa ra dọa lũ Tây làm cho chúng khiếp vía phải giơ tay xin đầu hàng. Chiến công bắt sống giặc Tây của Thục cũng đến với Bác Hồ và Bác liền gửi thơ khen tặng : “Cháu có can đảm/ Giơ súng dọa Tây/ Bắt nó hàng ngay/ Lấy được súng nó/ Vì thành công đó/ Bác gửi lời khen/ Khuyên cháu tập rèn/ Ngày càng tiến bộ/ Bác lại gửi cháu/ Mấy chục cái hôn” (HCM toàn tập, T5).

Trẻ em và phụ nữ là những đối tượng được Bác đặc biệt quan tâm với tất cả muôn vàn tình thương yêu. Hầu như đã trở thành một hình ảnh quen thuộc, đến dự một cuộc họp nào Bác cũng thường hỏi có cán bộ gái hay không, và mời chị em lên hàng ghế đầu. Thấy ít đại biểu nữ Bác lại hỏi sao ít thế này ? Như thế là chưa bình đẳng, là chưa công bằng vì phụ nữ chiếm đến phần nửa của xã hội cơ mà. Bác thường dạy : “Phải kính trọng phụ nữ. Chúng ta làm cách mạng là để giành lấy bình quyền, bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như nhau ...”. Có một câu chuyện cảm động. Một hôm, Bác nhận được lá thư của người mẹ có hai con nhỏ vừa tập kết ra Bắc gặp nhiều khó khăn về kinh tế lại không có việc làm. Đọc thư xong, Bác trực tiếp gặp đồng chí Lê Thanh Nghị và giao nhiệm vụ là phải giải quyết ngay việc làm cho người mẹ này. Bác cho rằng, con người trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ cần có việc làm, phải có cái ăn rồi mới nói đến các chuyện khác. Năm 1963, Bác cũng nhận được một lá thư của một phụ nữ ở Vĩnh Phúc kể chuyện chị tham gia hoạt động cách mạng. Hòa bình, chồng chị bắt chị về nấu nướng, phục dịch chồng con và đối xử bằng bạo lực với chị. Chị mấy lần yêu cầu đoàn thể, chính quyền can thiệp nhưng đều bị lẩn tránh, thậm chí còn có người bao che cho tệ nạn đó. Chị viết : “Ức quá, không biết kêu đâu, cháu chỉ biết kêu lên Bác”. Trong một phiên họp Bộ Chính trị đầu tháng 1-1963 để bàn về những vấn đề quan trọng, Bác đưa bức thư ra đọc mấy dòng và nói : “Cách mạng làm cho xã hội tốt đẹp, nhưng bên cạnh đó còn những cái xấu, những chuyện tồi tệ do xã hội cũ để lại được phản ánh trong thư này...”. Bác yêu cầu phải giải quyết trường hợp này trước sau đó mới bàn chuyện khác. Các đồng chí trong Bộ Chính trị ai cũng lặng đi vì xúc động ...Cố nhà thơ Tố Hữu trong hồi ức của mình, nhớ và kể lại rằng: Tháng 10-1945, nhà thơ ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Trong cuộc gặp gỡ, Bác hỏi nhà thơ ra Hà Nội bằng phương tiện gì. Nhà thơ trả lời là bằng ô tô và là ô tô của mình (của cơ quan). Bác cười và nói : “Nhớ nhé, ô tô của cơ quan chứ không phải của các quan đâu đấy ...Bây giờ Đảng cầm quyền, có nhà cao cửa rộng, dễ lên mặt “quan” lắm. Xe của cơ quan là để đi làm việc công, không phải để các chú đi chơi mang cả quan ông, quan bà, quan cô, quan cậu, thế là hỏng đấy”. Bác cũng rất quan tâm đến vẻ đẹp cảnh quan nên khi nghe nhà thơ báo cáo là Huế phát động trồng rau màu khắp nơi, Bác liền hỏi : “Khắp nơi là thế nào, Huế có nhiều vườn hoa cũng phá à?”. Bác yên tâm khi biết rằng, các vườn hoa thì phải giữ để cho đẹp thành phố. Về vấn đề đoàn kết, Bác nói : “ ...Cuộc chiến đấu của chúng ta chắc còn lâu dài. Không thể coi thường. Song, nếu biết giữ vững đoàn kết nội bộ, gần gũi động viên nhân dân hăng hái cứu nước thì chúng ta sẽ giữ vững được độc lập. Đừng để bọn phản động quấy rối nội bộ, chia rẽ đồng bào ta ...”. Những năm Nhà nước ta còn trong trứng nước, bên cạnh giặc đói, giặc dốt thì nạn ngoại xâm cũng là mối nguy lớn. Ngoài Bắc có quân Tưởng, trong Nam thực dân Pháp núp bóng quân Anh bắt đầu đánh phá. Có người thưa với Bác : “Thưa Cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng lo hơn”. Bác trả lời ngay : “Chỉ có các chú làm bậy, dân mất lòng tin vào Đảng là nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất”. Mùa hè năm 1957, Bác quá nhớ miền Nam nên có chuyến về thăm Quảng Bình, và có ý định vào thăm Hiền Lương để từ đó ngắm về bờ Nam. Nhưng lo vấn đề an ninh cho Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp liền có điện đề nghị Bác chỉ thăm Quảng Bình rồi ra ngay. Đêm Nhật Lệ, nhìn ánh trăng, nhìn chân trời miền Nam, Bác hỏi đồng chí Nguyễn Chí Thanh : “Chú có nhớ Huế không ?”, “Có nhớ cháo lòng Đông Ba, cơm hến bến đò Cồn không ?” ...Bác nói, “ngon hè, ngon lắm, nhớ lắm”. Rồi Bác trầm ngâm xúc động : “Quê mình ở Nam Đàn, Nghệ An, nhưng mẹ mình mất ở Huế, cha mình mất ở Cao Lãnh. Quê mình trải dài cả đất nước ...”. Chao ôi, một vị lãnh tụ, người đứng đầu Đảng, Nhà nước thế mà...những gì toát ra từ Người sao mà giản dị, mà thân tình, gần gũi, đáng yêu là thế. Nhắc đến những câu chuyện đó, ta như có cảm giác “Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” ...    

N.T.T

Các tin khác