1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam

HÌNH ẢNH NGƯỜI CHIẾN SĨ VIỆT NAM
TRONG THƠ HIỆN ĐẠI

LÊ ĐỨC ĐỒNG

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dân tộc Việt Nam đã khắc vào sử vàng những trang hào hùng, oanh liệt. Bao người con của quê hương, đất nước đã dũng cảm hy sinh, cống hiến cả tuổi xanh cho mùa độc lập nở hoa kết trái. Vì vậy, hình ảnh người anh hùng liệt sĩ, thương binh luôn được khắc hoạ trong thơ hiện đại bằng những vần thơ tràn đầy cảm phục, yêu thương...

Chiến tranh đã lùi xa, trời xanh hoà bình đã trở lại. Hãy giữ lấy hoà bình, hãy giữ lấy trời xanh cho tuổi thơ – đó là mệnh lệnh từ trái tim của những chiến sĩ từng trải qua gian khổ, hy sinh “Một em bé ra đời/Nở ngôi sao chân lý/ Trái đất thêm nụ cười/Hàng triệu người suy nghĩ/Còn đau đớn nào hơn/Bằng mất cha mất mẹ?/Còn đau đớn nào hơn/Phải cúi đầu nô lệ?/Các em bé yêu ơi?/Mười năm đi bộ đội?/Anh còn một cánh tay/Nếu cần em cứ gọi ! (Nếu cần em cứ gọi –Phác Văn).

Chiến tranh kết thúc, người chiến sĩ trở về. Hạnh phúc lại đến vì họ biết đợi chờ “khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”. Quê hương vẫn vẹn nguyên trong ngày vui của đôi lứa “Giữ lấy cầu ao/Giữ lấy gốc chanh/Giữ lấy giàn trầu/Giữ xanh mái tóc/Hôm nay trở về, một chân anh mất/ Nhưng quê hương tất cả hãy còn/Một xóm vui/Đám cưới mùa xuân/Trầu hái vườn nhà thắm môi hai họ/Có anh thương binh đêm ngồi bên vợ/Tóc ai dài thơm nước lá chanh” (Hoa chanh-Nguyễn Bao).

Có những tình yêu đẹp vô cùng, tưởng chừng như có gì không ngăn cách nổi “Bảy năm về trước em mười bảy/Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng/Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa/Bữa thì em tới, bữa anh sang/Lối ta đi giữa hai sườn núi/Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi/Em vẫn đùa anh: sao khéo thế/ Núi chồng núi vợ đứng song đôi” (Núi Đôi-Vũ Cao). Người trai ra đi, trở thành người chiến sĩ. Người con gái ở lại làng quê, trở thành người du kích. Họ vẫn ngóng chờ tin tức về nhau “Đồng đội có nhau thường nhắc nhở/Trung du làng nước vẫn chờ mong/Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm/Em vẫn đi về những bến sông”. Nhưng ngày anh trở lại thăm làng, thăm Núi Đôi thì nhận được tin đau lòng “Vừa tới cầu ao tin sét đánh/Giặc giết em rồi dưới gốc thông/Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa/Em sống trung thành, chết thuỷ chung” (Bài đã dẫn). Nhưng không vì thế mà buồn đau, người trai vẫn sáng ngời một niềm tin, niềm lạc quan cánh mạng “Ai viết tên em thành liệt sĩ/Trong những hàng bia trắng giữa đồng/Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí/Một tấm lòng trong vạn tấm lòng/Anh đi bộ đội sao trên mũ/Mãi mãi là sao sáng dẫn đường/Em sẽ là hoa trên đỉnh núi/Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm” (Bài đã dẫn).

Đẹp và tự hào biết bao “dáng đứng Việt Nam”, dáng đứng của những con người “biết đi tới và làm nên thắng trận”. Đó là dáng đứng của Việt Nam đang ngày đêm đánh Mỹ, quyết giành lại độc lập, tự do ! Người chiến sĩ hy sinh trong tư thế oai hùng “Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất/Nhưng Anh gượng đứng lên tỳ súng trên xác trực thăng/Và Anh chết trong khi đang đứng bắn/Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng” (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân). Đức tính khiêm nhường của người chiến sĩ đã tạc nên dáng đứng thế kỷ, dáng đứng của ngàn năm “Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ/Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường/Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ/Anh là chiến sĩ Giải phóng quân !” (Bài đã dẫn).

Người chiến sĩ hy sinh để lại bao tiếc thương cho đồng đội. Bao kỷ niệm ùa về như vây quanh, như đang cùng người khuất trò chuyện “Đất đắp mộ Hùng bom trộn lẫn/Cây trầm cháy dở thay nén nhang/Cây trầm cháy rồi hương cứ thơm/Hùng ơi, mai gió mùa đông bắc/Võng bạt canh khuya lại nhớ Hùng/Những đêm hai đứa chung phiên gác/Bao gạo gối đầu, chăn đắp chung” (Nấm mộ và cây trầm - Nguyễn Đức Mậu). Hình ảnh người chiến sĩ hy sinh thật dũng cảm, gây xúc động mạnh mẽ:” Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù/Nhận cái chết cho đồng đội sống/Ngực chặn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng/Lửa bén vào áo lính tuổi hai mươi/Chết-hy sinh cho Tổ quốc - Hùng ơi/Máu thấm cỏ, lời ca bay vào đất/Hy sinh lớn cũng là hạnh phúc/Một cây xuân thành biển khắc tên Hùng” (Bài đã dẫn).

Người chiến sĩ được ví như cây trầm: lúc còn xanh toả đầy bóng mát, khi toả xuống vẫn toả mùi hương cho đất trời “Thơm rất xa gió thoảng hương trầm/Cây trầm đẹp như cuộc đời chiến sĩ/Sống tươi tốt một màu xanh bình dị/Thân hy sinh thơm đất thơm trời” (Bài đã dẫn).

Sự hy sinh của người chiến sĩ là mở ra bao sự sống, sự bất tử của muôn đời. Màu hoa hồng thắm trên mộ anh là màu hoa của ngày chiến thắng “Mộ anh trên đồi cao/Cánh hoa này em hái/Cành hoa này chị đơm/Cây bông hồng em ươm/Em trồng vào trước cửa/Mộ anh trên đồi cao/Hoa hồng nở và nở/Hương thơm bay và bay/(...)Trên mộ người cộng sản/Hoa hồng đỏ và đỏ/Như máu nở thành hoa” (Mồ anh hoa nở-Thanh Hải).

Hạnh phúc là gì? Câu hỏi ấy xốn xang một thời đánh Mỹ. Anh hùng Lê Mã Lương từng nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù!”. Hạnh phúc của những năm tháng hào hùng là cầm súng, cầm bút ra trận “Em lớn lên bên họ can trường/Giữa bom gào đạn réo/Em đã gặp những con người tuyệt vời trong trẻo/Nhưng con người như ánh sáng lung linh/Mỗi đêm ra đi giản dị hiến mình/Để làm nên buổi mai đầy nắng/Em bối rối, em sững sờ đứng lặng/Vẻ đẹp này em chưa biết đặt tên/Thức dậy bao điều mới mẻ trong em/Thức dậy bao điều cao quý trong em/Nơi ngọn bút nghe cuộc đời thôi thúc/Và em gọi: đó là hạnh phúc !” (Bài thơ về hạnh phúc-Dương Hương Ly).

Cảm động làm sao khi chúng ta cùng nghe bài thơ của một người đồng đội viết về những đồng đội của mình mãi mãi ra đi ở lửa tuổi hai mươi:

“Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi nghìn năm”.

(Lê Bá Đương)

Những vần thơ, những nén tâm nhang xin thắp lên tưởng nhớ bao anh hùng, bao liệt sĩ, thương binh đã hy sinh; đã đóng góp tuổi xanh cho ngày vui hoà bình, độc lập. Cuộc đời của các Anh mãi mãi là những bài ca oai hùng cùng cất lên trong lòng mỗi người con đất nước...

L.Đ.Đ
   
       
   
   

Các tin khác