1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hoa giấy Thanh tiên

HOA GIẤY THANH TIÊN

VÕ VĂN DẦN

Làng Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, TT Huế) được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến với nghề truyền thống làm hoa giấy.

Hàng năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về, chúng ta đều bắt gặp những chông hoa giấy rực rỡ sắc màu được bày bán ở chợ thành phố và các chợ huyện. Đó là thành quả của sự lao động miệt mài và bàn tay khéo léo của những người làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên.

Theo các bác cao tuổi ở Phú Mậu nghề hoa giấy có cách đây khoảng 150 năm. Lúc đầu làm đơn giản, số lượng ít, chủ yếu là để đơm cúng ở các am miếu, trang bà, bếp thờ táo quân...

Ngày nay, hoa giấy không chỉ để thờ cúng, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà còn được trưng bày trong các lễ hội như Festival Huế, lễ hội áo dài, được trưng bày ở Đại Nội - Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang - TT Huế).

Còn nhớ, cách đây 10 năm số người làm hoa giấy ở Thanh Tiên chiếm tỉ lệ  70 - 80% dân làng. Nay số người còn theo nghề ít hơn nhiều (trong làng còn khoảng 15 hộ). Nhiều người cho biết: Nếu làm số lượng ít (vài trăm cây) thì lời lãi chẳng là bao, hơn nữa đây là loại hàng phụ thuộc vào thời tiết, nếu gặp trời mưa sẽ bị ế ẩm. Mặt khác, hiện nay hoa giấy không cạnh tranh nổi với các loại hoa giả khác như hoa vải, hoa nhựa, hoa gỗ...đang có mặt khắp thị trường cả nước.

Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là làm hoa giấy sẽ tận dụng được thời gian nông nhàn ở nông thôn, nếu chịu vất vả thức khuya dậy sớm cũng đủ để chi tiêu cho một cái Tết trong gia đình bình dân.

Anh Nguyễn Hóa, 49 tuổi, thôn trưởng Thanh Tiên và cũng là người thâm niên trong nghề hoa giấy cho biết: “Năm nay gia đình tôi làm khoảng 3000 - 3500 cặp, nói thật cũng chưa ai giàu lên nhờ hoa giấy, nhưng với giá cả như năm nay, 1800 - 2000 đồng/cặp thì gia đình tôi cũng có cái Tết tạm đủ và có tiền cho con cái học hành”.

Cũng như các nghề thủ công khác, nghề hoa giấy cũng phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và đòi hỏi phải tỉ mỉ kỳ công mới bám trụ được với nghề. Thuận lợi nhất của người làm hoa giấy là vừa tranh thủ thời gian nhàn rỗi, vừa tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, ở vườn nhà như tre, thân cây sắn, giấy kẽm (lấy từ vỏ bao thuốc lá). Chị Thanh Tâm cũng cho biết: Để làm 3000 - 3500 cặp thì phải chuẩn bị từ tháng 9 âm lịch các việc như chọn tre, ra tre, chế phẩm, nhuộm giấy...Sang tháng 10 là thực hiện các công việc như vấn nhụy, xếp quỳ, chún hồng, gọt phao...

- Chọn tre: Trước hết khâu chọn tre phải kỹ càng, chọn những cây không quá già hoặc quá non. Nếu tre non để lâu sẽ bị đão, còn tre già khi uốn sẽ bị cong gãy. Tre “thanh niên” có độ dẻo dai, vì vậy khi uốn để lên cây sẽ dễ dàng uyển chuyển và không bị gãy.

Sau khi ra tre xong đem phơi nắng ở nhiệt độ thích hợp, nếu sơ ý để mưa thấm vào thì cọng tre sẽ bị mốc và khi nhuộm sẽ có màu sẫm tối.

Còn gặp nắng tốt thì cọng tre sẽ trắng đẹp và khi nhuộm sẽ có màu tươi mới. Tuy nhiên, nếu phơi tre quá khô thì cọng sẽ bị giòn, vì vậy khi uốn dễ bị gãy.

- Pha màu: Còn gọi là chế phẩm, việc này đòi hỏi kinh nghiệm của người làm nghề lâu năm, pha chế thế nào cho thích hợp, chọn màu gì cho từng loại hoa luôn là suy nghĩ của những người làm nghề lâu năm.

Chẳng hạn, muốn có màu xanh non (xanh lá cây) thì pha màu xanh đậm với màu vàng, muốn có màu hồng - gạch thì trộn màu vàng (1/3) với màu đỏ (2/3)...

- Vấn nhụy: Đây là công đoạn dễ nhất của quá trình làm hoa, các thành viên trong gia đình đều có thể làm được. Xếp giấy thủ công nhiều tập, nhiều lớp sau đó lấy kéo cắt răng cưa tựa răng lược rồi tầm hồ đem quấn vào que tre (lưu ý phải quấn chặt nếu không sẽ bị xoay tròn hoặc bị sút khi xâu vào hoa). Thông thường mỗi cây hoa giấy cần từ 5-7 cái nhụy. Vì vậy số nhụy cần phải vấn là rất lớn và phải làm từ trước, màu sắc của nhụy cũng đa dạng để khi xâu vào hoa khỏi trùng màu.

- Phao sắn: Lấy thân cây sắn khoét lấy ruột đem phơi khô sau đó gọt nhọn hình trái ớt, rồi nhuộm màu đỏ hoặc hồng để kết trên cùng của cây hoa giấy.

- Giấy kẽm: Được lấy từ vỏ bao thuốc lá có đầu lọc đem đục thành hoa kẽm kết dưới nụ hoa hình trái ớt.

- Xếp quỳ: Phải xếp đều cạnh, ly nhỏ rồi xén hai đầu vuông vức, sau đó đem dán hồ, lưu ý phải dán kín từ tâm ra ngoài không để hở.

- Chún hồng: Đây là công đoạn khó đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ của người thợ và đây cũng là “cơ hội” để người làm hoa giấy thể hiện khả năng trình độ tay nghề của mình. Cuối cùng là xâu chuỗi các loại hoa lại thành một cây (còn gọi là lên cây) rồi cắm vào chông chuẩn bị đem ra chợ bán.

Người làm hoa giấy không cần nhiều vốn, ngược lại phải tốn nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, phải đòi hỏi ở người thợ đức tính kiên trì, cần mẫn. Vấn đề mà người làm nghề hoa giấy ở Thanh Tiên quan tâm nhất hiện nay là mong muốn được mở rộng thị trường tiêu thụ để góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân ở miền quê, nhất là trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Được biết, UBND huyện Phú Vang sẽ có chủ trương hỗ trợ vốn cho người làm hoa giấy Thanh Tiên mở rộng sản xuất, đồng thời chính quyền cũng sẽ giới thiệu tìm thị trường tiêu thụ mặt hàng hoa giấy đã có từ hàng trăm năm nay nhằm góp phần bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống hoa giấy ở Thanh Tiên trước nguy cơ bị mai một.

V.V.D

Các tin khác