1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Liên kết phối hợp đào tạo

LIÊN KẾT PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CấP CHUYÊN NGHIỆP ĐỂ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

 

NguyỄn TrỌng QuẾ

 

Sự liên kết phối hợp bao giờ cũng tạo nên sức mạnh tổng hợp. Vì vậy, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (ĐH, CĐ, TCCN) trên địa bàn cần quan hệ phối hợp gắn bó với nhau, không vì tính đặc thù riêng của môi trường, mỗi loại hình đào tạo mà bỏ qua một nguồn lực, cơ hội phát triển là phối hợp liên kết đào tạo.

Nhìn chung các trường CĐ và TCCN  trên địa bàn có một số trường phát triển khá tốt cả về cơ sở vật chất, đội ngũ, kinh nghiệm trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, những điểm mạnh đó là không đồng đều, có thể điểm mạnh của trường này lại là hạn chế của trường kia; Cho nên nếu có sự phối hợp liên kết giữa các trường thì những mặt mạnh sẽ được nhân thêm và những khó khăn hạn chế sẽ dần được khắc phục, tạo điều kiện tốt nhất để các trường đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Trước đây các trường CĐ, TCCN cũng đã có liên kết phối hợp trong đào tạo nhưng sự liên kết đó còn mang tính đơn lẻ, cục bộ, chưa thực sự hiệu quả. Trước yêu cầu phát triển mới của công tác đào tạo, nguồn nhân lực trên địa bàn, sự liên kết giữa các trường  cần được đặt ra một cách cấp thiết, có tính toàn diện được tổ chức chặt chẽ nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế của từng  trường, đồng thời tích hợp sức mạnh của toàn khối giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề giúp nhau cùng phát triển.

Bảng về tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2007.

Trong những năm qua Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN) và dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên, xét về qui mô đào tạo vẫn còn nhỏ bé, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên chưa đồng  bộ, cơ sở vật chất nhìn chung còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện để các trường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì vậy, liên kết phối hợp trong đào tạo giữa các trường ở địa phương lại càng có ý nghĩa thiết thực hơn.

Sự liên kết phối hợp giữa các  trường CĐ, TCCN& DN theo chúng tôi cần được thực hiện theo các hướng sau đây:

1. Trao đổi kinh nghiệm về giáo dục phẩm chất chính trị, giữ gìn nền nếp kỷ cương, đa dạng hoá các hình thức giáo dục trong các trường CĐ, TCCN và trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý học sinh nội và ngoại trú.

Qua theo dõi chúng ta được biết một số trường như  Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, Cao đẳng Y tế Huế, Cao đẳng công nghiệp Huế, Cao đẳng nghề du lịch... có cơ sở nội trú khá khang trang, cách thức tổ chức và quản lý học sinh nội, ngoại trú khá chặt chẽ. Nếu có sự trao đổi kinh nghiệm giữa các trường thì chất lượng và hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên rất nhiều. Đặc biệt các trường trong khối giáo dục kỹ thuật như giữa Trường Trung học Giao thông vận tải, Trường Cao đẳng Công nghiệp và các trường dạy nghề khác có thể trao đổi với nhau về rèn luyện tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và an toàn trong lao động cho HS-SV. Hoặc trường y tế, trường sư phạm, trường du lịch trao đổi về rèn luyện phẩm chất, nhân cách đạo đức cho HS-SV đáp ứng yêu cầu cao của nghề chăm sóc, dạy người.

2. Trao đổi kinh nghiệm về tự chủ tài chính để đảm bảo nguồn thu; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong việc tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao năng lực chuyên môn trong đào tạo, tăng thêm thu nhập chính đáng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.

3. Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa học sinh các trường trong các lĩnh vực học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh, tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp.

4. Hỗ trợ nhau trong giảng dạy các môn chung như: ngoại ngữ, tin học, chính trị, thể dục-thể thao và các môn khoa học cơ bản.

Đội ngũ giáo viên của các trường GDCN chưa thực sự đồng đều về mặt cơ cấu. Nếu các trường kết hợp với nhau thì cơ bản giải quyết được việc thiếu giáo viên dạy các môn học chung. Đặc biệt việc thiếu giáo viên dạy chính trị, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc giáo viên ngoại ngữ, tin học, giáo dục quốc phòng sẽ  sớm được khắc phục.

5. Phối hợp nghiên cứu khoa học với những hình thức đa dạng, phong phú như: Tổ chức hội nghị khoa học của toàn khối, giới thiệu kết quả NCKH của từng trường, cùng nhau nghiên cứu một số đề tài khoa học mà phạm vi nghiên cứu, ứng dụng của đề tài không chỉ bó gọn trong một trường.

Một số đề tài khoa học nêu lên những vấn đề chung tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển của GDCN của tỉnh. Những vấn đề như: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để học sinh ra trường lập thân, lập nghiệp; đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, góp ý về quy hoạch mạng lưới GDCN tỉnh với tầm nhìn 20, 30 năm về sau. Vấn đề rèn luyện hình thành nhân cách của HS-SV đáp ứng yêu cầu đổi mới của địa phương, đất nước... đây là những đề tài mà theo chúng tôi các trường có thể trao đổi và cùng tìm ra những giải pháp để thực hiện.

6. Hỗ trợ phối hợp nhau trong coi, châm thi tuyển sinh, cùng nhau xây dựng ngân hàng đề thi ở các môn chung ở các hệ đào tạo cùng cấp để tạo ra sự phong phú về dữ liệu, độ tin cậy cao, đảm bảo công tác đổi mới thi cử, đánh giá ngày càng có chất lượng. Hoặc trao đổi kinh nghiệm trong việc tuyển sinh bậc trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức xét tuyển một cách có chất lượng. Trong kỳ thi tuyển sinh bậc cao đẳng năm 2008 đạt được một kỳ thi an toàn nghiêm túc nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ba trường Cao đẳng công nghiệp, Y tế, Sư phạm là minh chứng cụ thể cho sự phối hợp trên.

7. Trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa lãnh đạo các trường CĐ, TCCN gồm:

- Sử dụng công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng quản lý và phục vụ công tác tập hợp, kiểm tra, quản lý và phân tích dữ liệu giáo dục.

- Phương thức huy động nguồn lực phát triển và sử dụng nguồn lực trong giáo dục chuyên nghiệp.

- Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

- Lãnh đạo sự phát triển đội ngũ giáo dục chuyên nghiệp.

- Thiết lập môi trường văn hoá trong nhà trường.

Vì sự phát triển của Giáo dục chuyên nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, chúng ta tin tưởng rằng với tinh thần hữu nghị hợp tác thân thiện, đôi bên cùng có lợi chắc chắn giữa các trường làm nhiệm vụ giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn, sẽ hướng tới một sự liên kết, phối hợp mới theo những định hướng chung nói trên để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá tỉnh Thừa Thiên Huế./.

N.T.Q



Các tin khác