1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Lời dặn của Bác Hồ

ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ TỪ MỘT LỜI DẶN
CỦA BÁC HỒ TRONG DI CHÚC

TRẦN HOÀNG

Trong Di chúc của Người, về việc riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:

“Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Lời căn dặn trên của Hồ Chủ tịch, nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân nhiều nước trên thế giới đã được biết đến cách đây gần 40 năm khi Đảng và Nhà nước ta cho công bố Di chúc của Người trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ấy là vào mùa Thu năm 1969, khi Bác Hồ vừa mới qua đời, vừa giã từ non sông, đất nước để về với thế giới người hiền. Di chúc của Người chúng tôi được nghe qua Đài Tiếng nói Việt Nam và được đăng trên trang đầu của báo Nhân dân. Hồi đó, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất. Trường ĐHSP Việt Bắc của chúng tôi sơ tán vào vùng sâu huyện Đại Từ (Thái Nguyên) để tránh bom đạn của chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra. Những ngày đầu Thu năm 1969 ấy, mưa rất nặng hạt. Sinh viên chúng tôi ngồi quanh chiếc đài bán dẫn, nghe phát thanh viên đọc Di chúc của Bác Hồ, không ai là không cầm được nước mắt. Đặc biệt, khi nghe đến đoạn “Về việc riêng…”, nam nữ sinh viên nhiều người khóc thành tiếng nghe đau xé lòng, xé ruột, như nghe tiếng khóc mẹ, khóc cha của người con hiếu thảo ngày mẹ cha đột ngột ra đi. Giờ đây, mấy chục năm đã trôi qua cứ mỗi lần đọc lại lời căn dặn của Bác Hồ trong Di chúc, chúng tôi vẫn thấy trào lên bao nỗi bồi hồi, xúc động như thuở được nghe lần đầu vậy. Lời căn dặn giản dị, chân tình của vị Cha già dân tộc gợi cho chúng ta bao điều suy nghĩ về một phong cách sống, một cách ứng xử với Nước, với Dân.

Chúng tôi nghĩ rằng: Chắc khi viết Di chúc, ngoài sự trăn trở, nghĩ suy về các công việc trọng đại của Đất nước, của Cách mạng, Bác Hồ cũng đã tiên lượng được việc tang lễ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân sẽ tổ chức trọng thể cho Người khi Người qua đời. Xưa cũng như nay, nước nào cũng vậy, các vị nguyên thủ quốc gia tạ thế bao giờ nghi thức tang lễ cũng được tiến hành rất trang trọng, hoành tráng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người “lão thực” (chữ dùng của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng), luôn khiêm nhường và giản dị, “một đời thanh bạch chẳng vàng son” (Tố Hữu). Từ những tháng năm gian khổ sống ở rừng Pác Bó (Cao Bằng), ở chiến khu Việt Bắc cho đến lúc về Thủ đô Hà Nội, Người bao giờ cũng sống một cuộc sống bình dị, chẳng khác gì cuộc sống ở làng quê của một người nông dân bình thường. Ngôi nhà sàn 2 gian với ao cá, gốc dừa, cây vú sữa bên góc vườn, chiếc áo bông đã sờn, cái quạt giấy dán đi, dán lại nhiều lần, đôi dép cao su vẹt góc, nắm cơm vắt khi về công tác ở các địa phương…, với Bác, chỉ có vậy, dù Bác ở cương vị cao nhất của đất nước. Ngay cả khi Bác tiếp khách quốc tế, đi thăm các nước Trung Quốc, Liên Xô (cũ), Ấn Độ, Inđônêxia v.v… chúng tôi vẫn thấy Bác mặc bộ lễ phục với cái áo khoác 4 túi quen thuộc, kiểu may từ năm 1945.

Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
”.

(Tố Hữu)

Chính cách ăn mặc, sinh hoạt và lối sống giản dị, khiêm nhường này của Bác đã giúp Bác có điều kiện gần gũi, gặp gỡ với đồng bào khắp làng quê, phường phố và chinh phục được trái tim đầy nhiệt huyết đối với Dân với Nước của hàng vạn, hàng triệu người. Bác không giành gì riêng cho mình khi Bác ở cương vị tối cao nhất của Nhà nước vì Bác luôn coi mình là “công bộc của nhân dân”, và dù làm bất cứ công việc gì, việc chung cũng như việc riêng, Bác đều nghĩ đến nhân dân. “Thì giờ và tiền bạc của nhân dân” là những tài sản vô cùng quý giá mà Hồ Chủ tịch hằng trân trọng, đề cao. Chỉ một câu ngắn gọn trong Di chúc của Bác, chúng ta cũng đã thấy rõ sự vĩ đại của Bác trong phong cách sống, trong tầm cao của sự suy nghĩ. “Dân vị bản”. Lấy Dân làm gốc, tất cả vì Dân, đó là tư tưởng lớn của các bậc hiền triết xưa nay. Bác Hồ suốt đời vì nước, vì dân. Tâm nguyện lớn lao của Bác là: Đất nước được độc lập, dân tộc tự do; đồng bào ta ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì vậy, dù là việc riêng, Bác vẫn không quên nhắc nhở mọi người hãy luôn nhớ đến dân, nghĩ đến dân, đừng gây ra sự lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

Ngày nay, đất nước chúng ta đang đổi mới từng ngày, từng giờ. Cuộc sống của các tầng lớp nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, trong Nam, ngoài Bắc đều đã được nâng lên rõ rệt. Song chúng ta lại vô cùng xót xa trước rất nhiều việc làm của nhiều tổ chức, cá nhân gây nên sự lãng phí vô cùng trầm trọng cho công quỹ. Chủ nghĩa hưởng thụ cá nhân đã trở thành một căn bệnh nan y của không ít người mang danh là “người lãnh đạo”, là “cán bộ của nhà nước” v.v… Xin hãy một lần tỉnh táo lấy tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính” của Hồ Chủ tịch để soi lại chính mình. Lời căn dặn “Về việc riêng…” trong Di chúc của Bác mãi mãi là lời căn dặn quý giá để chúng ta suy ngẫm và làm theo.

T.H

Các tin khác