1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Món bánh quê

NHỚ MỘT MÓN BÁNH QUÊ

Hào Vũ

Huế chiều nay mưa tầm tả. Chợt thấy quay quắt nhớ, thèm mùi khói cay cay của một gian bếp quê. Ngày đó giờ rất xa và anh biết không bao giờ tìm thấy lại...

Rạng sáng, khi anh còn trong chăn ấm, mẹ đã trở dậy, lục đục phía sau chái nhà bé xíu. Mẹ vục đôi bàn tay vào lu nước lạnh cóng, vớt ra mớ gạo đỏ đã ngâm từ đêm trước. Đôi tay gầy yếu ớt vần nhau với đôi tai của chiếc cối xay bằng đá. Tiếng quay đều đều, ì ầm như tiếng sấm xa, rồi giòng bột nõn từ từ ứa ra. Trên bếp lửa bắt đầu nổi lên những tiếng kêu lép bép của thứ củi còn ẩm ướt. Chờ một lúc, rồi lửa cũng cháy bập bùng và khói bốc lên cay nồng, mù mịt. Bắt mùi, đàn lợn trong chuồng đòi ăn kêu rống lên, khiến con chó mực giật mình sủa vu vơ.

Mấy chục năm qua, người dân làng Chuồn (xã Phú An, Phú Vang Huế) thân mật gọi mẹ là bà Thu bánh xèo. Bánh xèo của mẹ khác hẳn với rất nhiều hàng bánh bán trong chợ Đông Ba. Khác đến nỗi, dù ở cái vùng ven cách thành phố hơn mười cây số, cuối tuần người ta vẫn chịu khó chạy xe về ăn. Khác đến nỗi, các nhà giàu sang vừa ăn vừa mua đem lên thành phố biếu cho người thân. Có gì đâu, tiệm bánh xèo của mẹ chỉ là mái hiên nhà rộng chưa đến hai chục mét vuông, nhìn ra đường cái quan. Buổi trưa  bà dọn dẹp, quét tướt sạch sẽ và kê thêm máy bộ bàn gỗ mộc. Ngày nào cũng như ngày nấy, bà tự tay xay bột, lựa từng mớ cá kình tươi roi rói còn nhảy lách tách. Sau đó bảo chị anh nhặt nhạnh mớ rau, cẩn thận lựa loại rau ngon nhất trong ngày. Rồi đến bánh tráng, bà chỉ mua tại hàng bánh Hương Hồ quen thuộc. Nước mắm bà đong, phải là nước mắm cá nục làng Trài, làng Hà, thứ nguyên chất ăn “nhức răng”. Nhiều người không biết tính, cứ đùa là bán cái tiệm ăn xập xệ mà đòi hỏi công phu như dọn cỗ cưới không bằng.

Độc đáo nhất là cái món cá kình. Con cá chọn mua chỉ lớn bằng hai, ba ngón tay chập lại. Thịt nó thật mềm, cái sự mềm đặc biệt là con cá kình đầm San, đầm chuồn trên phá Tam Giang. Mẹ chọn cá, lựa rau, xay bột... kĩ càng căn cơ như thế nên mới nổi danh món bánh xèo, bánh khoái cá kình Tam Giang!. Dân gian bảo rằng cá kình ngon ở chỗ thịt nó ngọt nước, lại có bộ ruột hơi đăng đắng, ăn vào sẽ trị được chứng mất ngủ. Có trị hết chứng mất ngủ không thì chưa biết, song ngày mưa mà gọi một đĩa bánh xèo cá kình nóng hôi hổi, ngồi nhai đầu và ruột con cá chiên dòn rau ráu, rồi vê cái bánh bằng hai ngón tay chấm vào chén nước lèo mặn nồng, thì còn thú hơn cả nem công chả phượng trong nhà hàng ba, bốn sao bây giờ.

Ai nói gì thì nói, tuy buôn bán cò con đâu có lời lãi bao nhiêu, mẹ anh vẫn yêu cái thú lui cui lụi cụi với dăm ba lon gạo, với cái chái bếp ám khói của mình. Khách đến khách đi, vẫn nhớ hoài cái cảm giác ngồi xì xụp, cuốn cuốn chấm chấm món bánh xèo nhà quê ấy. Hóa ra món bánh ngọt thơm, đậm đà trên đầu lưỡi, không thể thiếu cái cảm giác được ngồi hứng gió Tam Giang, để nghe cái lạnh đầu mùa thấm đẫm vào hồn. Khách ghé ăn món bánh xèo rẻ rề, không phải chỉ cần ăn ngon, mà còn để được sống trong một không gian ấm mùi khói rạ, cái ấm áp như đang sống trong một bức tranh quê mà sau này chỉ còn là hoài niệm!

Mãi mãi, cái món bánh xèo cá kình, thứ cá bắt lên từ phá Tam Giang, vẫn có cái phong vị riêng. Hình ảnh cái màu bánh đo đỏ sẫm, dính kết với con cá vi vảy vàng óng của nước lợ Tam Giang, tạo thành một món ăn tinh thần, nổi tiếng từ lâu trong văn hóa ẩm thực Huế. Những màu sắc, hương vị dân dã đã hòa quyện vào nhau, cộng với sự chăm chút của một tay bếp Huế chính gốc, điêu luyện... đã làm cho cái món bánh quê dân dã bình thường tồn tại mãi với thời gian.

H.V

Các tin khác