1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một lời chào

TẢN MẠN VỀ MỘT LỜI CHÀO

Lê Trọng

Tôi đưa đoàn khách về thăm một trường phổ thông. Rất đáng mừng, chỉ sau một thời gian ngắn, môi trường, cảnh quan nhà trường đã thay đổi hẳn. Cây xanh, bóng mát phủ kín sân trường cùng với những thảm cỏ non được cắt tỉa gọn gàng bên những chậu cây cảnh đang mùa trổ hoa làm cho sân trường sáng đẹp như một công viên. Thấy khách trầm trồ khen ngợi, tôi cũng vui lây với thầy hiệu trưởng. Phấn khởi, thầy đưa đoàn đi thăm các phòng chức năng, phòng bộ môn vừa mới nâng cấp. Ở đâu cũng thấy sự nỗ lực, cố gắng của thầy và trò nhà trường. Lớp học sạch sẽ, tường nhà, bàn ghế không còn bị bôi bẩn, viết bậy như những năm về trước. Một chuyển biến quan trọng trong ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, thầy hiệu trưởng nhấn mạnh. Cùng lúc đó, tiếng trống trường báo giờ ra chơi. Các em học sinh, sau mấy tiết học căng thẳng đang vội vã từ các phòng học tràn ra hành lang, đi ngược chiều với đoàn chúng tôi, để ra sân chơi. Khi không còn đối diện với các em học sinh nữa, một vị khách nói nhỏ: “Học sinh nam nữ mặc đồng phục rất nghiêm chỉnh, trông em nào cũng đẹp, cũng ngoan... nhưng đáng tiếc, các em ít có thói quen...chào người lớn”. Cái nhận xét chân tình làm chúng tôi nhột đến tận tim và không tìm ra được một lời biện hộ nào cho các em vì đó là một thực tế khá phổ biến không chỉ ở trường này mà còn ở nhiều trường khác.

Câu chuyện này làm tôi sực nhớ một câu chuyện khác của tôi ngày xưa khi còn học phổ thông với một bài học nhớ đời cũng không kém phần xót xa.

Trống trường vào lớp, đám học sinh chúng tôi lao nhao vào phòng học, đứa loay hoay chuẩn bị bài vở, đứa còn mải mê nói chuyện phiếm. Thầy vào lớp, đứa đứng dậy chào, đứa vẫn còn ngồi, không để ý. Thầy gõ nhẹ lên bàn và khoát tay ra hiệu cho học sinh ngồi xuống, rồi nói nhỏ vừa đủ cả lớp  nghe: “Các em đừng đứng dậy, kẻo... cao hơn thầy chừ”. Và thầy bắt đầu bài giảng như không có chuyện gì xảy ra. Suốt buổi học, bọn học sinh chúng tôi miệng đắng như ngậm bồ hòn, chỉ biết trố mắt nhìn nhau. Sau đó, không hẹn gì nhau, đến buổi dạy của thầy, chúng tôi vào lớp sớm hơn, với tư thể chuẩn bị để nghiêm chỉnh đứng dậy chào khi thầy vừa đặt chân vào lớp. Như lần trước, thầy khoát tay ra hiệu cho học sinh ngồi xuống, còn chúng tôi nín thở và đợi chờ để nghe tiếp một bài “moral”. Nhưng thầy không nói gì, chỉ nở nụ cười hiền lành rồi bắt đầu giảng bài.

Một cái cúi đầu kính cẩn khi gặp thầy cô giáo trong sân trường và việc đứng dậy nghiêm túc khi thầy cô vào lớp,... các thói quen kiểu đó, tôi cố nhớ lại, hình như chưa có sách giáo khoa nào của chúng ta đề cập một cách đầy đủ. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đó là cách dạy con cái của mọi gia đình từ nông thôn đến thành thị, là truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Khi các em đến trường mẫu giáo, các thói quen tốt đó còn được nuôi dưỡng, nhưng càng lên lớp trên, khi những thói quen này chưa kịp định hình, chưa thành kỹ năng sống, lại không được nhà trường quan tâm đúng mức khiến các em quên dần, thậm chí còn ái ngại, khó khăn khi thực hiện.

Xã hội càng phát triển, đòi hỏi con người phải có kỹ năng sống về các mặt sinh hoạt để sẵn sàng thích nghi, hội nhập với xu hướng mới. Bởi vậy, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trách nhiệm của nhà trường. Học sinh Thừa Thiên Huế chúng ta, vốn có tính rụt rè, ngại tiếp xúc nên việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử là điều phải hết sức chú trọng để giúp các em năng động và lịch thiệp hơn trong cuộc sống.

Rèn luyện kỹ năng sống là một trong những nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà các trường phổ thông đang triển khai thực hiện. Đưa nội dung này vào nhà trường từ cấp học nào, với nội dung gì, hình thức ra sao để các em nhận thức được, làm theo và trở thành thói quen tốt, biến thành kỹ năng sống mà không trở thành gánh nặng, áp lực quá tải trong công việc nhà trường, của học sinh? Những điều đó đã được trình bày cụ thể trong Chỉ thị của Bộ GD&ĐT và kế hoạch triển khai của Sở. Nhưng làm bằng cách nào để mang lại hiệu quả, tạo được sự chuyển biến thật sự, không chạy theo phong trào, hình thức, đó là trách nhiệm của các nhà quản lý các đơn vị giáo dục cơ sở.

L.T

Các tin khác