1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một số nhận thức khi giảng dạy Lịch sử

MỘT SỐ NHẬN THỨC KHI GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ LIÊN XÔ

Th.S Thái ThỊ Thanh Thủy

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và CNXH ở Liên Xô là một trong những nội dung quan trọng nhất của chương trình lịch sử lớp 11 và lớp 12 ở trường trung học phổ thông.

Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ (1988-1991), có người cho rằng Cách mạng Tháng 10, CNXH ở Liên Xô là “một sai lầm lịch sử”, là “một cuộc cách mạng được đẻ non”. Đây là sự nhận định chủ quan, phiến diện, xuyên tạc trắng trợn.

Trong tình hình nói trên, khi giảng dạy về Cách mạng tháng Mười Nga và Liên Xô, giáo viên cần có những nhận thức đúng đắn.

1. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và giành được thắng lợi là một tất yếu lịch sử. Những mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội của nước Nga đầu thế kỷ XX làm cho nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng xã hội. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho những mâu thuẫn đó trở nên gay gắt. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Bônsêvich do Lênin đứng đầu, với đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cùng phương pháp cách mạng khoa học và sáng tạo, lực lượng cách mạng được chuẩn bị chu đáo, nên Cách mạng tháng Mười đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Cách mạng tháng Mười thắng lợi còn nhờ có điều kiện quốc tế thuận lợi. Hơn nữa kẻ thù cách mạng là giai cấp tư sản Nga tương đối yếu về các mặt kinh tế, chính trị và quân sự. Có thể nói, Cách mạng tháng Mười đã nổ ra và thắng lợi phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử trước hết là ở Nga, nơi mà tình thế cách mạng đã chín muồi.

2. Vừa giành được chính quyền, chính quyền Xô Viết đã thực hiện các chính sách tự do dân chủ tiến bộ chưa từng có trong lịch sử: Công bố các sắc lệnh hoà bình và ruộng đất, thủ tiêu các tàn tích của chế độ phong kiến; qui định ngày làm 8 giờ, giáo dục và y tế không mất tiền; xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội; thực hiện nam nữ bình quyền; các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. Từ khi sinh ra đến khi qua đời mỗi người được xã hội chăm sóc và đảm bảo những quyền lợi chính đáng.

3. Chính sách kinh tế mới do Lênin đề ra là một trong những sáng tạo vĩ đại. Chính sách đó đã đưa nước Nga vượt qua muôn vàn khó khăn sau thời kỳ nội chiến cách mạng nhanh chóng khôi phục và phát triển sản xuất và tạo điều kiện để Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế mới này được các nước như Trung Quốc, Việt Nam vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo.

4. Bước vào thời kỳ xây dựng CNXH, Liên Xô đã phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá với mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ. Đây là một sáng tạo của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản bị rối loạn với những cơn khủng hoảng định kỳ, rồi đại khủng hoảng (1929 - 1933)... Nhờ sự phát triển kinh tế có kế hoạch, Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN, vươn lên đứng đầu châu Âu sau Mỹ. Về mặt giáo dục, nhân dân Liên Xô đã thanh toán được nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở thành phố. Điều này các nước tư bản Âu Mỹ phải mất hàng nửa thế kỷ mới làm được. Chủ nghĩa xã hội đã đưa Liên bang Xô viết vào hàng các quốc gia tiên phong, đóng góp to lớn vào sự phát triển lịch sử loài người.

5. Sức mạnh về kinh tế khoa học - kỹ thuật quốc phòng cùng với lý tượng của Cách mạng Mười và chủ nghĩa nhân đạo cộng sản đã cổ vũ sự hy sinh vô bờ bến của nhân dân Xô Viết trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945. Nhờ sự lao động và hy sinh quên mình của nhân dân, tài tổ chức lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Liên Xô đã giữ vai trò là lực lượng đi đầu góp phần quyết định việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ Liên Xô đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới với tiềm lực to lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật và có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển lịch sử nhân loại trong suốt mấy thập niên của thế kỷ XX. Không những thế, chỉ trong vòng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Liên Xô trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới, chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp của nhân loại. Liên Xô là nước đầu tiên khám phá con đường chinh phục vũ trụ, cũng là nước đầu tiên đưa năng lượng hạt nhân vào phục vụ đời sống hoà bình. Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX Liên Xô đã đạt được thế cân bằng về chiến lược quân sự đối với Mỹ, phá tan thế độc quyền chính trị của Mỹ trên bản đồ chính trị thế giới, và trở thành một siêu cường trên thế giới.

6. Với bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, Liên Xô luôn thực hiện chính sách đối ngoại vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội cho toàn nhân loại. Liên Xô không ngừng chống lại chính sách gây chiến và các hành động chiến tranh xâm lược, phản đối chính sách chạy đua vũ trang căng thẳng, kiên quyết bảo vệ hoà bình và an ninh trên thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thúc đẩy sự hợp tác quốc tế. Với sức mạnh tổng lực hùng mạnh và chính sách đối ngoại tiến bộ của mình, Liên Xô đã trở thành thành trì của hoà bình, là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới,  kiềm chế sự hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh thế giới. Địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao hơn bao giờ hết.

Chỉ sau hơn 70 năm, một thời gian rất ngắn so với quá trình phát triển của lịch sử, Liên Xô đã có nhiều cống hiến to lớn vào nền văn minh nhân loại.

7. Từ nửa sau thập kỷ 70 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và đến đầu thập kỷ 90 thì sụp đổ. Có nhiều nguyên nhân để lý giải nỗi đau này. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tuy phát huy được ưu điểm của mình trong giai đoạn đặc biệt trước đây bắt đầu bộc lộ nhiều khiếm khuyết, chưa thật phù hợp với các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội. Cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động trong phát triển. Cơ chế đó dẫn tới tình trạng thụ động, thiếu dân chủ và công bằng trong xã hội. Những khuyếm khuyết đó được duy trì quá lâu, chậm sửa chữa. Những người lãnh đạo Liên Xô tiến hành cải cách để mong thoát khỏi khủng hoảng nhưng lại xa rời những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong khi đó, những hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước có tác động không nhỏ trong việc làm cho tình hình càng thêm khủng hoảng và rối loạn, đưa tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.

Tuy nhiên, đây không phải là sự sụp đổ của lý tưởng Cách mạng tháng Mười, của chủ nghĩa xã hội khoa học mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình và là một bước lùi tạm thời của CNXH. Ngay từ thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, V.I Lênin từng nói: “Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức mới nào lại đứng vững ngay được mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm nữa”(1)

Từ thất bại này, nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích được rút ra cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới nhằm xây dựng một chế độ XHCN mang đậm bản chất nhân văn và ý thức giải phóng con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc. Đổi mới nhưng phải giữ vững, vận dụng sáng tạo và đúng đắn những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, kiên định con đường XHCN, đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Thực tế của công cuộc đổi mới ở Trung Quốc, Việt Nam... chứng minh con đường Cách mạng tháng Mười vẫn là con đường phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. “Chủ nghĩa xã hội hiện đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH, vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”(2).

T.T.T.T
   

Các tin khác