1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một vài kiến giải về phía giáo dục

THÔNG TIN ĐẾN VỚI
NHÀ NÔNG, MỘT VÀI KIẾN GIẢI
TỪ PHÍA GIÁO DỤ
C

TS. LÊ KHÁNH TUẤN
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

1. Những vấn đề chung.

1.1. Tiếp cận khái niệm thông tin.


Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con người luôn cần đến thông tin. Ngày nay, với sự bùng nổ của thông tin, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập mạnh mẽ, thông tin càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết đối với sự phát triển. Như nhà khoa học Đức E.Pietch đã nói “Thông tin là một sản phẩm mà với ý nghĩa, công dụng của nó có thể xem ngang hàng với trữ lượng nguyên liệu của nước đó”. Khái niệm thông tin đã trở thành một khái niệm cơ bản của mọi khoa học.

Theo quan điểm triết học [1], người ta thường tiếp cận thông tin từ hai mặt là bản thể luận và nhận thức luận:

- Về bản thể luận, thông tin gồm hai nội dung: thứ nhất, thông tin là một hiện tượng vốn có của vật chất, là thuộc tính khách quan của vật chất; Thứ hai, thông tin luôn luôn gắn với quá trình phản ánh. Hay nói cách khác, về mặt bản thể luận, thuộc tính vốn có của vật chất chỉ khi được phản ánh mới trở thành thông tin đích thực. Ví dụ: phương trình đại số bậc 5 trở lên có thể giải được, đó là một thuộc tính vốn có; nhưng nó chỉ trở thành thông tin sau khi nhà toán học Galoa (Pháp) chứng minh được điều đó. Trước đó, thuộc tính này chưa được phản ánh, vì vậy nó chưa thể trở thành thông tin trong nhận thức của loài người.

Về nhận thức luận, thông tin là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải ngay từ đầu con người đã nhận thức được ở cấp độ khái niệm. Phải qua một quá trình, con người mới có thể nhận thức được và chiếm lĩnh thông tin. Và chỉ khi đó, thông tin mới trở thành hữu ích.Từ cách tiếp cận trên, bài học về truyền tải thông tin đến nhà nông và giúp họ nắm bắt để chuyển hoá thành tri thức, có thể là:

- Phải hệ thống được thông tin, chỉ chọn lựa những thông tin hữu ích trong vô vàn những thông tin đã được phản ánh.

- Tạo ra được các kênh truyền tải thông tin phù hợp nhất.

- Biết cách làm cho thông tin truyền tải đến được “nhận thức”.

1.2. Đưa thông tin đến với nhà nông: cấp thiết và thách thức.

Tính cấp thiết thể hiện ở các khía cạnh:

- Hiện nay nông dân chiếm đến 75% số dân, sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu lớn, nhưng chất lượng chưa cao. Sau khi gia nhập WTO, cơn lốc hàng ngoại nhập sẽ tràn vào Việt Nam, sản phẩm nông nghiệp phải chịu áp lực nặng nề về chất lượng sản phẩm và công nghệ cao của các quốc gia phát triển. Nếu không sớm tiếp cận kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh, sẽ là một nguy cơ. Như một nhà kinh tế nhận định: “Gia nhập WTO, chúng ta có thể thâm nhập thị trường nông sản thế giới với kim ngạch 548 tỷ USD/năm. Nông sản, thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam sẽ chịu mức thuế thống nhất, nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ. Thế nhưng nông dân sẽ là người chịu khổ nhiều nhất” [2].

- Thông về thị trường, về các hoạt động marketing cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Thiết lập những kênh thông tin hữu hiệu để nông dân dễ dàng tiếp cận đang trở nên bức xúc. Vụ thua dưa hấu và rau quả vào thị trường Trung Quốc là một bằng chứng rõ ràng về việc không dự đoán được nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

- Không chỉ phải biết về kỹ thuật sản xuất, chế biến, về thị trường; nông dân ngày nay còn đòi hỏi phải biết cả ngoại ngữ… để có thể đọc và ghi được xuất xứ hàng hoá, quy định về an toàn chất lượng sản phẩm… khi ra  làm ăn với bên ngoài.

- Nhà nông cũng phải biết rằng môi trường là vấn đề sống còn, không phải vì lợi nhuận mà sản xuất bằng mọi giá, tiến đến huỷ hoại môi trường.

- Tự tìm hiểu, tự học để cập nhật thông tin, để tồn tại, chung sống và phát triển là xu thế tất yếu của xã hội học tập, học suốt đời. Nhà nông không thể nằm ngoài sự tất yếu đó của xã hội.

Nhưng thực tế lại đang đặt ra những thách thức to lớn:

- Nông dân ngày nay đã biết dùng máy móc, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, với tập quán ngàn năm trong nền sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp, khép kín… khó chuyển đổi ngay trong một sớm một chiều.

- Nông dân vẫn còn xa lạ với các khái niệm thị trường như “quy luật cung - cầu”, “lợi thế cạnh tranh”, “tự do thương mại”, “bảo hộ mậu dịch”…

- Hầu hết nông dân hiện nay chưa có hiểu biết gì về WTO. Như TS. Võ Mai, Chủ tịch hội trái cây Việt Nam đã từng nói: “Nông dân hiện nay hầu như chưa có khái niệm gì về WTO, mà họ chỉ nghĩ đơn giản đó là công việc của Nhà nước” [2].

- Số đông (63 triệu nông dân đối với cả nước và 900.000 người với Thừa Thiên Huế) cũng là một thách thức đối với giáo dục.

2. Công nghệ thông tin đến với nhà nông: có thể hiện thực.

2.1. Đã có cơ sở pháp lý.


- Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 06/BCT về việc “Đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn”.

- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông đến năm 2010, nhằm đưa CNTT-TT vào đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Các giải pháp cụ thể là:

+ Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Phát triển các điểm Bưu điện văn hoá xã và các điểm truy cập Internet công cộng, đưa Internet đến 100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm học tập cộng đồng.

- Chương trình phát triển CNTT thời kỳ 2005-2010 của Bộ Bưu chính Viễn thông (cũ) đã chỉ rõ phải “xây dựng và phát triển hệ thống thông tin nông thôn”, trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nhánh cung cấp dịch vụ thông tin cho nông dân [3].

2.2. Hy vọng từ những kết quả ban đầu.

 - Nhiều tỉnh đã có 100% phường, xã có Bưu điện văn hoá; trong đó có các điểm kết nối Internet được nông dân sử dụng có hiệu quả.

- Trong một năm An Giang mở được 32 lớp tập huấn Internet  cho 716 cán bộ (trong đó 167 là bí thư, chủ tịch UBND các xã, thị trấn) và người dân của 143 xã phường trong tỉnh. Đã hỗ trợ thẻ truy cập miễn phí 12-16 giờ cho một bộ phận nông dân và có 100/150 xã, phường có Bưu điện văn hoá hầu hết được nối mạng Internet, nhiều điểm có từ 10-30 máy tính nối mạng.

- Ở Đồng Nai có 10 xã  xây dựng Website riêng.

- Đường truyền Internet tốc độ cao giờ đã có mặt ở những vùng ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh. “Một thế giới mới mở ra với những người dân trước nay chỉ quen chân lấm, tay bùn. Có những nông dân đã biết tận dụng “net” để đổi đời, vừa nuôi heo vừa lướt “net” để tìm cơ hội làm giàu” (Theo báo Tuổi trẻ, 14/6/2006).

- Nhiều Website tiếng Việt trên mạng đang hướng đến cung cấp các thông tin phục vụ nông dân, điển hình như “Cổng phát triển Việt Nam” (VnDG - Vietnam Development Gateway).

3. Tương lai của Internet và Thương mại điện tử đối với nhà nông.

3.1. Tương lai


- Nhà nông sẽ đưa sản phẩm lên mạng để giới thiệu, quảng bá, rao bán và khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình.

- Thực hiện khuyến nông qua mạng: trao đổi thông tin định hướng sản xuất, kỹ thuật sản xuất; thông tin về thời tiết, mùa vụ, thị trường, giá cả.

- Xây dựng thư viện trực tuyến dùng chung cho nhà nông.

3.2. Phương hướng

- Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, đưa các điểm Internet đến vùng quê.

- Phát triển các dịch vụ chuyển tải từ Internet qua đài phát thanh, truyền hình, báo chí, bản tin, tờ rơi… để đưa thông tin đến nhà nông.

- Phổ cập tin học cho nhà nông, ít nhất là phải biết sử dụng máy tính để truy cập Internet và khai thác các chức năng trên mạng.

3.3. Những khó khăn và hệ luỵ

- Cơ sở hạ tầng yếu kém, kinh phí hạn chế, vùng phục vụ rộng lớn.

- Trình độ dân trí và hiểu biết tin học của nông dân còn thấp.

- Thông tin về nông nghiệp có giá trị thiết thực trên mạng bằng tiếng Việt không nhiều, trong khi số nhà nông sử dụng được ngoại ngữ quá ít.

- Khả năng thay đổi tư duy của nông dân chắc chắn cần phải có thời gian, đầu tư nhanh cũng có thể kém hiệu quả, do không sử dụng hết công suất như mong đợi (theo công bố của quỹ nghiên cứu Internet Anh GOV3 thì Việt Nam có tốc độ tăng về sử dụng Internet thuộc loại nhanh của thế giới, đến nay có trên 10% dân số sử dụng, nhưng ứng dụng ít thiết thực) [3].

- Và những hệ luỵ kiểu “có những thanh niên nông thôn bỏ ruộng vườn ngồi lướt “nét” cả ngày, có những “cuộc tình chấm com” (qua chat) nhức nhối vùng quê...” là điều đã và sẽ xảy ra.

4. Kiến nghị các biện pháp.

4.1. Nhóm biện pháp về giáo dục

- Xây dựng bộ giáo trình dạy các thao tác cơ bản về tin học và sử dụng mạng với nội dung tinh lọc, dễ hiểu, dễ sử dụng dùng cho nhà nông.

- Thực hiện phổ cập tin học bằng nhiều hình thức đa dạng: tài liệu hướng dẫn sử dụng, mở lớp ngắn ngày, cung cấp thẻ truy cập Internet…

- Sử dụng hệ thống các trung tâm học tập cộng đồng, hệ thống nhà trường hiện có để mở các lớp tin học cho nông dân.

- Mở rộng dạy tin học trong nhà trường để phổ cập tin học cơ bản cho tất cả học sinh chậm nhất là sau tốt nghiệp THCS. Lực lượng này sẽ dần thay thế các thế hệ, đồng thời góp phần xoá mù tin học cho các thế hệ trước theo hình thức xã hội hoá giáo dục đến từng gia đình.

- Thông qua hoạt động của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp làm cho người dân hiểu họ phải làm gì, hành động như thế nào để có thể hoà nhập và phát triển cùng với thế giới bên ngoài; đồng thời đấu tranh chống lại những mặt tiêu cực, mặt trái có thể xảy ra.

- Hỗ trợ nhiều hơn cho các trung tâm học tập cộng đồng (thông qua lồng ghép các chương trình, dự án) trong việc xây dựng chủ đề giáo dục, xây dựng bộ tài liệu học tập, mạng lưới giáo viên … để đưa thông tin đến với nhà nông theo một chiến lược thống nhất - thống nhất về chương trình (phổ biến kiến thức về khuyến nông, về pháp luật, về thị trường và môi trường làm ăn, về kỹ thuật sản xuất…); thống nhất trong việc đa dạng hoá hình thức học tập (học tại lớp, học qua tài liệu hướng dẫn, tờ rơi, học qua mạng, học qua con em tại gia đình…); thống nhất trong việc phối hợp và tận dụng hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường đã có sẵn...

4.2. Nhóm biện pháp về thông tin

- Thành lập hoặc giao trách nhiệm cho một cơ quan hiện có nào đó (có thể thuộc hệ thống khuyến nông hoặc khoa học - công nghệ) thống nhất tham mưu chỉ đạo việc phát triển các dịch vụ thông tin và đưa Internet đến với nhà nông; trước mắt, thực hiện một số công việc nêu dưới đây.

- Khảo sát nhu cầu thông tin của nông dân để biên soạn hoặc biên dịch từ tiếng nước ngoài các tài liệu tiếng Việt và đưa lên mạng.

- Kết nối các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ sở giáo dục để đa dạng hoá hình thức chuyển tải thông tin đến nhà nông.

- Hình thành các dịch vụ thông tin để cung cấp cho nhà nông theo một định hướng chiến lược xuyên suốt và thống nhất.

- Hỗ trợ xây dựng các website dành cho nhà nông.

4.3. Nhóm biện pháp về cơ sở hạ tầng CNTT

- Lồng ghép các chương trình, dự án ở các cấp các ngành trong một mục tiêu thống nhất, do một cơ quan điều hành thống nhất.

- Lồng ghép việc sử dụng cơ sở vật chất hiện có của các cơ quan, trường học, gia đình... để khắc phục tình trạng thiếu thốn hiện nay.

- Ngân sách dành một khoản kinh phí để hỗ trợ hàng năm.

Huế, ngày 4 tháng 9 năm 2007
L.K.T

Các tin khác