1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một vài vị thuốc

MỘT VÀI VỊ THUỐC
VÀ THỨC ĂN BỔ DƯỠNG TỪ CHUỘT

PHAN TẤN TÔ

Theo sách “Chữa bệnh bằng thức ăn kết hợp với Trung y, Trung dược” của Trung Quốc thì thịt chuột đồng rất bổ và ngon.

Phụ nữ suy nhược, dùng thịt chuột đồng để bồi bổ sẽ giúp tinh thần, thể lực mau bình phục. Sản phụ sau khi sinh, lấy thịt chuột phối hợp với đậu đen làm món ăn hoặc đem hấp cơm ăn cũng sẽ chóng lại sức và có thể phòng chứng phong sản hậu.

Người đau ốm lâu ngày, tóc bị rụng, có khi sói cả đầu, dùng chuột đồng 1-2 con (chừng nửa cân), làm sạch, thêm các vị thuốc bắc như Hoài Sơn (khoai mài), câu khỉ chưng ăn, có công hiệu vừa mau phục sức vừa mau mọc lại tóc.

* Chuột mới sinh làm thuốc. Tốt nhất là chuột đồng hoặc chuột nhà ở các kho thóc, dùng loại mới sinh, chưa mở mắt, còn đỏ hỏn. Chế theo 2 cách sau.

+ Đem chuột con bọc đất sét, nung chín theo dạng đốt tồn tính (khô dòn nhưng không cháy thành than). Bỏ đất lấy chuột tán mịn, uống để trị hen suyễn.

+ Chuột mới sinh ngâm rượu (10 con cho nửa lít rượu) ngâm trong 1 năm mới đem sử dụng. Rượu có tác dụng đối với bệnh phong sưng, tê bại sau khi sinh (sđd)

+ Thuốc chuột làm răng bền chắc không rụng. Đây là phương bí truyền trong cung nhà Thanh, ghi trong sách Thạch thất bí lục:

Xương sống chuột đực 1 bộ (không dùng xương đầu, sườn).

Đương qui            49g           Tế tân                                   49g

Thục địa               129g          Du thụ bì (vỏ cây dâu)            12g

Thanh diêm           49g           Cốt toái bổ                            12g

Đỗ trọng               89g

Tất cả sao khô, tán mịn, cho vào giấy mỏng cuộn thành dây, ngậm vào chân răng, giữ chặt như vậy cho thuốc ngấm và tan ra.

Theo tài liệu này, chỉ cần 1 dây thuốc là có hiệu quả, người đến ngoài 50 tuổi răng vẫn chưa lung lay. Dùng chữa vài trăm người mới có một người phải dùng đến 3 dây thuốc. Khi chế biến thuốc không được dùng đồ sắt. Nếu dùng sẽ vô hiệu.

Rượu chuột cải lão hoàn đồng. Cũng là phương bí truyền của y học phương Đông (Theo Thức ăn vị thuốc, Phan Kim Liên biên soạn sưu tầm, Nhà XB TH Đồng Tháp 1995).

Cách chế biến của người xưa rất công phu.

Dùng chuột bạch nuôi nhốt, cho vào lồng một vài vị thuốc bắc như Bạch chỉ, Thục địa, Đương qui. Đồng thời hạ bớt khẩu phần thường ngày (lúa gạo) để chuột quen dần ăn thuốc bắc. Chuột lớn cho ăn thêm nhân sâm.

Chuột sung sức sẽ sinh ra lứa chuột con. Ta dùng loại chuột mới sinh, đỏ hỏn (gọi là chuột hà nàm) làm thuốc. Khoảng 10 con chuột ngâm 2 lít rượu gạo với các vị thuốc sau riêng cho 2 phái nam nữ.

               Nam                                                       Nữ

Sâm cao li                     80g             Đương qui                  100g

Đương qui (toàn qui)      200g            Lộc giác sương           50g

Lộc giác sương             50g              Táo                            20 trái

Câu khỉ                         100g            Long nhãn nhục           100g

Nhục thung dung            100g            Nho khô                      100g

Phải ngâm đúng 3 năm, cho chuột hà nàm phân hủy hoàn toàn, dùng mới hiệu nghiệm.

Theo sách xưa, thuốc này có tác dụng đặc biệt. Đối với nam giới, ở tuổi nào cũng tràn đầy sinh lực. Uống lâu người linh hoạt, dáng dấp trẻ lại, tóc râu bạc, từ từ trở lại hoa râm, rồi xanh mượt, thị lực tăng lên, trí não sáng suốt. Đối với nữ, da thịt mịn màng, đầy đặn trở lại, tóc đen mượt mà, môi hồng nhuận, người cảm thấy hưng phấn tràn trề như thuở thanh xuân. Bởi lẽ đó mới gọi là rượu bổ bí truyền cải lão hoàn đồng.

Đàm đạo bên tách trà xuân như vậy, có lẽ, cũng ý vị lắm rồi. Xin mời nâng chén để chào xuân.

Các tin khác