1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mùa dương liễu nở hoa

MÙA DƯƠNG LIỄU NỞ HOA

HÀO VŨ

Có lẽ tôi xuống Vinh An cùng lúc với mùa xuân khẽ chạm vào vùng biển xa xôi này. Tôi nhớ bầu trời trong xanh của biển vắng. Hơi xuân đến bất ngờ rồi lướt đi yên lặng không kịp tạo mùa. Tôi  đã sống nhiều năm, đã ăn tết xa nhà ở đây. Trong tuổi trẻ của mình, có lẽ phải vào tuổi trung niên người ta mới cảm nhận bước chuyển mùa tinh tế giữa nắng và mưa của biển.

Ngày trước, chưa có cầu bắc qua phá Tam Giang, từ Thuận An về đến Vinh Hiền đi lại chủ yếu bằng đò máy. Con đường ven bờ đầm phá cát ngập trên mắt cá chân, nhiều đoạn đứt nối vì xương rồng, dứa dại và dương liễu mọc um tùm. Mỗi khi chiều xuống, nhất là những hôm mưa sùi sụt, hai bờ đầm phá dường như cách xa hơn. Bóng tối buông xuống rất nhanh, chỉ còn hiu hắt xóm làng, những ánh lửa chập chờn trên nò sáo đánh bắt hải sản.

Hơn ba mươi năm đã qua tôi vẫn không quên, trong ráng chiều ảm đạm sau cơn giông biển thường kỳ, vẻ đẹp thuỷ mặc của hàng hàng dương liễu chìm trong mưa và tiếng chuông rung lên khi con đò rời bến. Người cầm lái con đò tóc đã hoa râm, bình thản lách đi giữa con sóng bủa ầm ào, nói to vì sợ tôi không nghe được “ bao giờ trông thấy gác chuông nhà thờ Hà Thanh là đến nơi thầy giáo ạ!” Đôi khi vô tình lướt qua cuộc sống ngày thường, mình sẽ không phát hiện được sự việc xảy ra trước mắt bởi vì thiếu một góc nhìn riêng. Như tôi, phải mất nhiều năm cùng ông nếm trải sóng gió Tam Giang, mới hiểu nguyên tắc để đương đầu với nó là  nhắm thẳng con sóng dữ mà tiến thì thuyền không chìm. Đời người cũng thế…

Sóng gió trên vùng đầm phá Tam Giang luôn rình rập mỗi chiều tối, gió lên sóng lên theo, tránh né hay chạy trốn con sóng là tiêu cả thuyền và mấy chục sinh mạng trên đó. Mỗi khi gặp giông gió, những người phụ nữ trong thuyền thường cầu nguyện. Một người xướng những người khác hoà theo trầm bổng. Tôi liên tưởng mái tóc rủ rượi của họ với hàng liễu nặng đầy giọt nước, rồi cũng sợ hãi nghĩ đến lúc thuyền đắm! May mắn thuyền về tới bến, trời nhá nhem tối. Chỉ còn biết lắng nghe tiếng chuông nhà thờ để tìm vào bến đỗ. Thuyền phải đi chầm chậm, lần dò giữa vô số nò sáo ngổn ngang. Cập bến, tôi đi chầm chậm một mình dưới hàng dương liễu tối om, từng hạt mưa lạnh buốt rơi xuống áo khi gió thổi qua, rưng rưng hạnh phúc biết mình còn sống...

Những đồng nghiệp năm nào giờ đã tứ tán mỗi người một nơi, chẳng ai nhớ ai. Trước mắt tôi bây giờ con đường đã được láng nhựa thênh thang trên từng cây số. Vài năm nữa thôi, vùng duyên hải này có thể là điểm du lịch xanh với tháp chăm Mỹ Khánh, chùa Tuý Vân…Trong tiếng rì rì của máy lạnh, tôi không nghe được tiếng chuông leng keng của chiếc xe kem bên đường. Lũ trẻ quê ở trần trùi trụi, vừa mút kem vừa nhìn theo ô tô cười cười. Hồi xưa học trò của tôi cũng như chúng nó, nhưng ao ước được ăn kem, uống nước đá lạnh dễ gì có…

Tôi nhớ lời anh bạn dặn trước khi đi về đây “ tìm cho mình một gốc dương liễu làm bon sai” - đó là loài cây sống hoang dã, còi cọc, chậm lớn trên cồn cát hoang vu. Nhưng đem về phố, bỏ vào chậu sứ, tạo dáng xong, đẹp như kiểng Nhật. Chiều về, khi đã ngồi trong xe trở lên thành phố, tôi mới nhận thấy dương liễu đang trổ hoa, hoa màu trắng và hơi ngả sang tim tím. Người dân ở đây lại rủ nhau đi hái trái đã già, gieo hạt và ươm cây trồng vào tháng chạp.

Mùa xuân sắp đến, thế là hết một năm. Những đời cây tiếp tiếp nhau sẽ sống và nở hoa trên cát trắng lặng thầm. Tôi ngắm mình trên dòng nước trong veo, tóc đã đổi màu mà trời Tam Giang vẫn luôn một màu xanh, xanh ngắt...

H.V

Các tin khác