1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mường lát hoa về trong đêm hơi

Câu thơ “Mường lát hoa về trong đêm hơi”
và việc lựa chọn cách hiểu

Hoàng Đăng Khoa

Tây Tiến của Quang Dũng ra đời năm 1948, được lưu truyền rộng rãi trong bộ đội và cán bộ ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng sau đó, do quan niệm có phần ấu trĩ của một số người trong giới văn học, nên bài thơ bị coi là những rơi rớt của tư tưởng lãng mạn anh hùng kiểu cũ, do đó ít được nhắc đến. Mãi tới thời kì đổi mới, trong xu hướng nhận thức lại các giá trị văn học, Tây Tiến mới được khôi phục và khẳng định vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc, và được đưa vào nhà trường, gây niềm khoái thú đặc biệt đối với người dạy và người học. Tuy vậy, hơn hai mươi năm qua, GV và học sinh càng say mê đi sâu khám phá vẻ đẹp của thi phẩm bao nhiêu thì càng băn khoăn, lúng túng bấy nhiêu trước việc đề xuất, lựa chọn cách hiểu thỏa đáng trước một vài hình ảnh thơ lạ, độc đáo trong bài, như “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” chẳng hạn.

Bài thơ Tây Tiến thuộc chương trình môn Ngữ văn lớp 12. Tài liệu tham khảo có “tính pháp lý” nhất đối với người dạy văn ở nhà trường phổ thông là cuốn SGV. Nhưng đang nói là từ khi Tây Tiến được chọn đưa vào chương trình SGK đến nay, khi hướng dẫn soạn giảng bài thơ, các nhà biên soạn không hiểu vô tình hay cố ý đều đã “bỏ qua” những câu thơ hay, đẹp, lạ, độc đáo và... hơi khó hiểu như câu “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Những tài liệu tham khảo khác cũng rất ít cuốn dừng lại bàn về câu thơ đã dẫn. Trước những bài viết về Tây Tiến có bàn đến câu thơ này thì người dạy cần phải thận trọng để đi đến một cách hiểu thoả đáng, từ đó mới có thể định hướng cho HS trong việc “cảm” và “hiểu” câu thơ.

Trên Văn học và tuổi trẻ (Tập bốn mươi bảy, năm 2000, trong bài viết Tây Tiến-đôi điều hiểu lại, trang 47), Đào Tiến Thi đã “tạm đưa ra cách hiểu lại” câu thơ đã dẫn như thế này: “Nhà thơ Trần Lê Văn từng băn khoăn, không biết đêm nhẹ như hơi hay đêm mờ hơi sương và hoa chợt thấy trong ánh đuốc rừng hay hoa của ai đón đợi bộ đội mãi đêm khuya. (*) Chúng tôi nghĩ đó là hoa trong giấc mơ. Nó phù hợp với “đêm hơi” (hơi thở trong đêm). Giấc mơ hoa – giấc mơ chiến thắng lộng lẫy cờ hoa đón chào, làm tan đi nỗi mỏi mệt do lam sơn chướng khí nơi rừng thiêng nước độc gây nên” (những chỗ in đậm là HĐK nhấn mạnh). Thiết nghĩ, trong những cách hiểu về câu thơ đã dẫn thì cái “cách hiểu lại” mà ông Đào Tiến Thi “tạm đưa ra” là... nghèo sức thuyết phục hơn cả, là cách hiểu cần phải được “hiểu lại” hơn cả!

Người viết bài này rất lấy làm tâm đắc với cách hiểu của nhà phê bình Văn Giá về câu thơ trên nói riêng và những câu thơ tương tự trong Tây Tiến nói chung, và nhân đây, muốn được giới thiệu, cung cấp cách hiểu này đến các bạn đồng nghiệp, như là sẻ chia niềm hạnh phúc được gặp một tài liệu tham khảo quý trong đời dạy Văn: “Tây Tiến cũng kể, tả. Nhưng Quang Dũng đã đưa tất cả nội dung kể, tả vào một trạng thái hồi nhớ chơi vơi theo kiểu ấn tượng chủ nghĩa, thành ra các câu thơ thoát ra khỏi sự tả thực liệt kê thật thà để bay vào chân trời tâm tưởng đạt tới độ mờ sâu của nó. Nói theo cách nói quen thuộc: “ý ở ngoài lời” là như vậy. Có thể nói trong Tây Tiến không có một câu nào kể tả một cách cụ thể, xác định mà toàn là những ấn tượng bao chụp mờ tỏ đi ra từ tâm linh tác giả. Chẳng hạn những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu, Viên Chăn, Châu Mộc, Sầm Nưa... vốn có ý nghĩa địa lý xác định, nhưng khi đi vào bài thơ chúng không nhằm trỏ nơi chốn sự kiện hành động xảy ra, mà nhằm thực hiện hai chức năng quan trọng: tạo ra những cái tên lạ tai, rất rừng rú, xa xôi, và bao chụp một không gian Tây Tiến rộng lớn, thăm thẳm, bí mật – cái bí mật của đại ngàn. Vâng, hùng vĩ, hiểm nguy và bí mật, đó là ấn tượng rõ rệt nhất mà đoạn thơ đầu mang lại. Hình ảnh một “đoàn quân mỏi” im phăng phắc trong “sương lấp” nhạt nhoà, rồi hình ảnh những loài hoa rừng không tên cũng lại nhoà nhạt trong một “đêm hơi” sương mờ bảng lảng, một đỉnh đèo trong mây ngột thở bởi sự hiểm trở, tiếng thác “gầm thét”, tiếng cọp “trêu người”, ... các hình ảnh đầy tính tạo hình táo bạo, mãnh liệt, được phủ một lớp hồi ức bảng lảng làm cho các đường nét nhoè mờ, chứa nhiều rung cảm.” (Trần Hoà Bình, Lê Di, Văn Giá, Bình văn, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.71-72). (Những chỗ in đậm là HĐK nhấn mạnh).

Vâng, có thể nói, sự góp mặt của những câu chữ có độ nhoè mờ với những khoảng trống vô ngôn tạo ra những hình ảnh thơ lạ, độc đáo kiểu như “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, hơi “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”, như “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, như “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, như “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”... đã góp phần quan trọng làm cho thi phẩm Tây Tiến đi cùng năm tháng, gây khoái thú, làm mê hoặc khách thơ nhiều thế hệ. Những câu thơ này không phải là những câu thơ bí hiểm, tắc tị, nhưng chúng lại không chấp nhận những cách hiểu áp đặt chủ quan, suy diễn gò ép hiện thực. Hiện thực được phản ánh ở đây là thứ hiện thực được khúc xạ qua lăng kính một tâm hồn thơ lãng mạn đang trong “trạng thái hồi nhớ chơi vơi”, mặt hồn ngụp lặn trong thế giới tưởng tượng bay bổng và cảm xúc mãnh liệt. Trước mỗi chi tiết, hình ảnh thơ “nhoè mờ”, cần có cách hiểu hợp lý. Nghĩa là, hiểu và giải thích không phải và không thể bằng cái thao tác áp đặt, gó ép hiện thực vào trong chi tiết, hình ảnh thơ đó, làm mất vẻ đẹp hư huyền vốn có của nó.

Việc tham khảo cách hiểu, lựa chọn, đi đến một cách hiểu thoả đáng để có thể định hướng, giúp HS hiểu một cách thoả đáng về một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật gây tranh cãi là một việc không đơn giản. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, vào tâm huyết, vào bản lĩnh của mỗi GV.

H.Đ.K

Các tin khác