1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ngàn năm nước chảy nhớ tri âm

NGÀN NĂM NƯỚC CHẢY NHỚ TRI ÂM

Nhớ anh Thủy Triều
NGUYỄN VIẾT AN HÒA

Trường THPT Đặng Huy Trứ

Nếu còn trong cõi ta bà này, năm nay anh tròn sáu mươi tư Xuân. Thật tiếc, dù tuổi gần 60 nhưng sức làm việc cống hiến cho đời của anh còn lâu chúng tôi mới theo kịp. Thế mà, anh đã vội “hẹn với mộ phần” - chữ dùng của thầy giáo Vĩnh Ba - bạn anh, trên chân núi Thiên Thai bốn năm về trước … như anh đã từng dự cảm trong bài thơ MAI SAU: 

Mai sau tóc trắng mây trời,
Tây hồ gảy trúc về chơi non ngàn.
Ta bà lạc bước lang thang,

Tan cơn huyễn mộng cội nguồn như như…

Sinh thời, anh luôn coi anh em đồng nghiệp dạy Văn chúng tôi là bạn vong niên, là anh em trong đại gia đình dân Văn ở Huế. Biết nhau đã 15, 20 năm trong sinh hoạt và công tác ở Trường cũng như ở Sở GD&ĐT, chúng tôi luôn quí mến anh vì đức, trọng anh vì tài, và gần gũi anh vì sống thật tử tế.

Hơn 10 năm làm chuyên viên Văn của phòng Trung học phổ thông - Sở Giáo dục và Đào tạo TT Huế, anh luôn quan tâm đến công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên Văn, nhất là lớp trẻ. Dự giờ, góp ý ai, anh đều nhẹ nhàng, chân tình, thẳng thắn và rất khiêm tốn dù anh là bậc đàn anh, bậc thầy của nhiều đồng nghiệp. Những ngày đang đau ốm khá nặng phải ra vào bệnh viện mấy lần, nhưng anh vẫn gắng gượng sang làm việc với hội đồng chấm thi, tổ chấm thi. Thấy cảnh anh ngồi ôm ngực ho sù sụ trong phòng chấm mà chúng tôi vô cùng ái ngại, âu lo. Và chừng nửa tháng sau mùa thi là anh đi …Trong cơn hấp hối, anh dặn con trai trưởng Lê Triều Sơn thực hiện tâm nguyện của anh là hãy gởi toàn bộ tiền phúng điếu lên cúng dường chùa Đức Sơn nuôi dưỡng các cháu mồ côi...

Trước năm 1975 anh đã là thầy giáo Lê Sùng dạy văn, viết văn, làm thơ. Đồng nghiệp, thân hữu từng biết anh ít nhiều qua các tập thơ “Cho tuổi hồng hoang” (1970), “Hình như là khói sương”(1996), “Khói sương huyền hoặc” (2003) và tập văn “Nhan sắc phiêu bồng” (2000). Các nhan đề tác phẩm như toát lên một nét tính cách nổi bật trong đời sống tâm hồn tình cảm rất mực tài hoa, trữ tình, và lãng mạn của anh. Nhóm anh em chúng tôi một tháng vài lần gặp nhau vừa lai rai vừa “bình loạn” văn nghệ, giáo dục, thời sự... Có thời gian anh đau không uống được nhưng khi nào trong cặp cũng có ve rượu quí để chúng tôi khề khà nghe anh đọc vài bài thơ mới cảm hứng sáng tác, hoặc khen BLQ mới có truyện “độc”, NV có bài viết “cừ”, LV có bài thơ “hay”. Anh không uống nhưng nhìn chúng tôi uống và bảo: “Người ta uống rượu không chỉ vì rượu mà uống cái tình của nhau, uống với nhau bằng cả tấm lòng. Cho nên uống rượu mà thiếu tri âm thì dù rượu ngon cũng khó làm say lòng người.” (Nhan sắc phiêu bồng, tr18).

Anh rất kén bạn chơi. Hình như ở nơi làm việc anh không có nhiều bạn tâm giao. Đặc biệt anh không ưa giao du với các vị quan chức và những nơi ồn ã. Cũng có thể vì thế mà anh có vẻ cô đơn và thích cô đơn như một thú đau thương. Trong Lời ngỏ của tập thơ “Hình như là khói sương” anh viết: “Nỗi bất hạnh lớn nhất của thân phận làm người là cô đơn. Tình yêu như một ân huệ mà tạo hóa ban cho con người để có thể sẻ chia nỗi niềm cô đơn ấy... Tình yêu như thực như hư, như sương như khói vây phủ hồn ta, đời ta trong khoảnh khắc và mãi mãi...” Anh em chúng tôi rất trân trọng những cảm xúc, cảm nhận về “hồng nhan tri kỉ” của anh. Cũng có lẽ vì thế mà anh thích câu đối tôi làm tặng anh mùa xuân 2002:

Nâng chén trà Xuân, một thoáng mây bay, thương kỷ niệm.

Nghiêng bầu rượu Tết, ngàn năm nước chảy, nhớ tri âm.

Nếu như khép lại tập thơ Hình như là khói sương là bài MAI SAU đầy dự cảm thì kết thúc tập thơ Khói sương huyền hoặc lại là bài PHÙ VÂN tiên cảm vĩnh hằng:

Lòng sông thoáng bóng mây qua
      thì thôi mây đã về xa cuối trời
                  xôn xao

gởi lại cho đời
             thiên thu cát bụi
                         mai rồi lặng im.

Và Anh đã lặng im. Không, anh mãi còn đi như anh đã viết: “Ta mãi còn đi một mình trong cuộc lữ, trong cuộc kiếm tìm cho đến khi trăng tà, nguyệt tận... ta mãi còn đi.”

Một nén tâm hương xin gởi đến cố nhà thơ Thủy Triều – Thầy giáo Lê Sùng kính yêu...

Huế, sắp Xuân Mậu Tý - 2008
N.V.A.H

Các tin khác