1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ngày đọc lại

NGÀY XUÂN ĐỌC LẠI
“CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI ” CỦA MÃN GIÁC THIỀN SƯ
VÀ “LÊN NÚI ” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
TỐNG NGUYỄN

Cáo bệnh, bảo mọi người
                        Mãn Giác

Xuân qua, trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa tươi                    
Trước mắt việc đi mãi            
Trên đầu, già đến rồi.             
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết                                           
Đêm qua sân trước một nhành mai.

 

Lên Núi
             Hồ Chí Minh

Hai mươi tư tháng sáu
Lên ngọn núi này chơi
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ
Bên suối một nhành mai.

Lũng Dẻ, 1942

Nền văn hóa Việt Nam đã có một quá trình giao lưu tiếp biến lâu dài với nền văn hóa phương Đông. Triết lí Nho, Phật, Lão đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Đạo và đời luôn gắn chặt nhau qua các thời kỳ lịch sử. Những hệ tư tưởng này đã góp phần hình thành nên phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời ở người Việt, dù phải đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn. Tính cách này chúng ta dễ dàng nhận ra qua hai nhà thơ cách nhau gần chín thế kỉ, là Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) và Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969), lưu dấu ấn qua hai tác phẩm Cáo bệnh, bảo mọi người và Lên núi.

Cuối năm 1096 Thiền Sư Mãn Giác lâm trọng bệnh và viết bài kệ để bảo cho mọi người biết. Bài kệ này cũng có thể xem là lời di huấn cho chúng đệ tử mà Thiền Sư thể nghiệm trọn một đời hành đạo.

Xuân qua trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa tươi.

Mùa xuân về mang đến một bầu sinh khí mới giúp cây cối nẩy lộc, đâm chồi đơm hoa kết trái. Mùa xuân qua đi thì muôn hoa cũng tàn rụng theo. Nhưng Thiền Sư Mãn Giác không diễn đạt về hiện tượng nở tàn của hoa theo trình tự thời gian; Thiền Sư đã đảo lại “Xuân qua - trăm hoa rụng, xuân đến - trăm hoa nở”. Qua thủ pháp nghệ thuật này, phải chăng Thiền Sư muốn nói đến các quy luật tuần hoàn của dòng thời gian: Xuân qua - hạ tới - thu sang - đông về.

Nhà sư cũng nêu ra sự tương tác kì diệu của dòng thời gian với vạn vật trong thiên nhiên, diễn ra theo chu kì trở đi trở lại, biến đổi từ trạng thái tàn lụi đến rực rỡ sắc hương. Bác Hồ cũng có những suy ngẫm tương đồng với Thiền Sư Mãn Giác. Trong bài thơ Cảnh chiều hôm, Bác viết:

Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình.

Thiền Sư Mãn Giác cũng như Bác Hồ đều là những bậc minh triết, nắm vững quy luật vận động của tự nhiên cũng như đời người, vì thế có gì phải băn khoăn trước hiện tượng nở-tàn, sinh-diệt. Thiền Sư Mãn Giác nhìn lại quá khứ mà bình thản trước dòng trôi của thời gian:

Trước mắt việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.

Còn Bác trong Di chúc, Người đã nhẹ nhàng cất bút rằng: “Khi người ta đã ngoài bảy mươi xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp, đều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa ?”. Tâm hồn của các vị luôn ung dung lạc quan; dẫu biết rằng thời gian của tạo hóa vô thủy vô chung, còn sự tồn tại của đời người là hữu hạn. Thiền Sư kết lại bài thơ bằng một hình ảnh thơ bất ngờ thú vị, và qua đó, truyền cho chúng đệ tử một tình cảm lạc quan, niềm tin vào một mùa hoa mới, hãy đón đợi bởi buổi xuân về.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

Hình ảnh “một cành mai” tồn tại trước sân chùa là biểu tượng cho một mùa xuân mới, một thế hệ mới kế tục sự nghiệp hành đạo của Thiền Sư. Vậy thì có gì phải băn khoăn mà phải biết vui sống để góp phần đem đến cho đời những mùa hoa hạnh phúc.

Với Bác Hồ, người không phải là một vị tu hành mà là một nhà cách mạng, hoạt động giữa chốn “Pắc Bó hùng vĩ” trong hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng Bác lúc nào cũng lạc quan tin vào tương lai huy hoàng của Tổ quốc, Người viết:

Non xa xa, nước xa xa,
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà.

(Tháng 2 năm 1941).

Đến lúc Người lên núi Lũng Dẻ chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ vĩ của quê hương mà thi hứng thăng hoa:

Hai mươi tư tháng sáu,
Lên ngọn núi này chơi
Ngẩng đầu mặt trời đỏ
Bên suối một nhành hoa.

Hình ảnh thơ “mặt trời đỏ” vừa gợi ra cảm giác ấm áp, vừa mang đến một thứ ánh sáng huy hoàng làm bức tranh phong cảnh diễm lệ hơn. Nhưng hình ảnh thơ này không đơn giản chỉ nhằm miêu tả hiện thực; mà có lẽ đây còn là một màu đỏ lạc quan cách mạng luôn ấp ủ trong tâm hồn của Bác, màu đỏ tượng trưng cho ngọn cờ độc lập tự do mà Bác đem cả một đời cống hiến, đấu tranh cho nó sớm trở thành hiện thực tung bay trên mọi miền của Tổ quốc thân yêu. Trong niềm hưng phấn ấy, Bác đã phát hiện ra “bên suối một nhành mai” hình ảnh thơ gợi ra trong liên tưởng của người đọc về một cuộc sống hạnh phúc, một viễn cảnh tươi đẹp của cách mạng xã hội chủ nghĩa đang đến gần. Bài thơ là một dự báo đúng đắn mà hôm nay nhìn lại lịch sử thì đã là một khẳng định tự hào. Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giành được những thắng lợi lớn. “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Nhân dân Việt Nam đã được hưởng mùa xuân mới “Độc lập-tự do-hạnh phúc”. Bài thơ Lên núi của Bác Hồ vỏn vẹn chỉ có hai mươi tiếng, nhưng cũng đủ để phác thảo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ rực rỡ sắc màu. Hơn thế, vần thơ còn chứa đựng một tầm tư tưởng lớn, một tâm hồn lộng gió thời đại, có khả năng truyền cho công chúng tiếp nhận tình cảm lạc quan yêu đời, yêu quê hương tha thiết, một niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Có lẽ vì thế mà nhà nghiên cứu người Pháp Rôgiê-Đơnuy đã nhận xét tinh tế sâu sắc về thơ của Bác rằng: “Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng không phô diễn mà như cố khép lại đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời.”

Ngày xuân ngẫm lại những vần thơ của Mãn Giác, vị đại sư được vua Lý Nhân Tông phong chức Nhập nội đạo tràng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của các vị đã có một sự tương giao hòa điệu tuyệt vời. Dù là đạo hay đời, nhà sư hay nhà cách mạng, thì hai vị đều hiện ra với phong thái an nhiên tự tại, hướng về tương lai. Các vị là tấm gương sáng cho chúng ta soi lại mình để tìm cho bản thân có một cuộc sống thanh thản bình yên.

T.N

Các tin khác