1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nghĩa cử cao đẹp

MỘT NGHĨA CỬ CAO ĐẸP TỎ LÒNG
KÍNH TRỌNG VỊ CHÍ SĨ BẬC THẦY

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Phan Sĩ Ngạc, người xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đỗ Cử nhân năm Giáp Ngọ (1894) lúc 34 tuổi, làm đến chức Tri phủ, cáo về. Hai chữ “cáo về” ghi trong sách “Quốc triều Hương Khoa lục” của cụ Cao Xuân Dục là để “giản lược vấn đề”, chứ thực ra có một số tình tiết xoay quanh hai chữ này, mà theo tôi có thể hậu duệ của ông Phan Sĩ Ngạc chưa hề biết cụ thể.

Thời ông làm Tri phủ “cáo về” là ở phủ Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Cũng trong thời gian này, ở phủ Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa có tiến sĩ Trần Quý Cáp đang giữ chức Giáo thọ, một chức quan phụ trách ngành giáo dục. Đứng về hàng quan lại thì Tri phủ cao hơn Giáo thọ, nhưng xét về học vị thì Trần Quý Cáp là bậc thầy của Phan Sĩ Ngạc, dù không phải là môn sinh. Trần Quý Cáp là một trong số 40 tiến sĩ và phó bảng dưới triều Nguyễn chưa có học vị cử nhân, được triều đình đặc cách cho dự thi Hội và thi Đình. Ông đỗ tiến sĩ năm Giáp Thìn (1904). Trần Quý Cáp tham gia tích cực phong trào Duy Tân - Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng ngay từ đầu. Ông được các sĩ phu kính trọng, xem như là “lãnh tụ trong nhóm tân học” ở miền Nam Trung bộ. Năm 1908, phong trào Duy Tân dâng cao rầm rộ. Thực dân Pháp hoảng sợ, chúng ra lệnh khủng bố trắng. Trần Quý Cáp bị chúng kết án tử hình vì tội “mưu phản” (!) Nơi thụ hình chí sĩ Trần Quý Cáp là bãi sông Cạn, làng Phú Ân, bên cầu Phước Thạnh, huyện Phước Điền, thuộc phủ Diên Khánh. Đây là địa hạt do Phan Sĩ Ngạc nhận chức Tri phủ. Với tấm lòng nhân hậu và kính trọng một chí sĩ bậc thầy chết vì dân vì nước, Phan Sĩ Ngạc đã nhờ một người thân tín lo sắm sửa lễ vật mai táng chu đáo liệt sĩ Trần Quý Cáp, đồng thời cử người trông nom ngôi mộ, hương khói quanh năm, chờ thân nhân liệt sĩ từ Quảng Nam vào Diên Khánh nhận và bốc hài cốt đem về quê mai táng. Về sau có kẻ hèn mọn đem việc làm nhân nghĩa của Phan Sĩ Ngạc tâng công với thực dân Pháp. Vì lẽ đó ông bị cách chức “cáo về”, thanh thản làm một “ẩn sĩ vô danh” tại quê nhà cho đến khi qua đời *.

N.T.C
   

Các tin khác